Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33452554
Top 12 cách thế giới có thể loại bỏ dấu ấn khí hậu của ngành nông nghiệp
Thứ sáu, 02-05-2014 | 06:31:18
Ăn ít thịt đỏ hơn, sản xuất hiệu quả hơn và sử dụng phân bón có tính toán có thể cắt giảm lượng khí thải đồng thời thúc đẩy sản xuất lương thực trên toàn cầu.
 
carbon footprint.jpg

Có thể giảm lượng khí thải cacbon hàng năm từ nền nông nghiệp toàn cầu từ 50 đến 90 phần trăm vào năm 2030 - tương đương với việc loại bỏ tất cả xe hơi trên thế giới - theo một báo cáo mới toàn diện của tổ chức Climate Focus và tổ chức California Environmental Associates cho thấy. Nghiên cứu nhấn mạnh mười hai chiến lược then chốt – với chiến lược hàng đầu là giảm tiêu thụ thịt bò toàn cầu, giảm vứt bỏ thực phẩm và quản lý và sản xuất chất dinh dưỡng trang trại tốt hơn - có thể mang lại lợi ích lớn cho khí hậu đồng thời duy trì an ninh lương thực và xây dựng khả năng phục hồi.

Bản báo cáo có tiêu đề Strategies for Mitigating Climate Change in Agriculture (tạm dịch: Chiến lược Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu trong Nông nghiệp), cho thấy điều tốt đẹp trước dự báo ảm đạm từ Ban Liên Chính phủ Về biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố trong tháng này. Nhìn chung, các cơ hội ở Brazil, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ và Mỹ có thể ảnh hưởng lớn nhất đến khí thải toàn cầu.

Bản báo cáo, xem xét và tổng hợp một loạt các tài liệu khoa học về nông nghiệp và biến đổi khí hậu, trong đó có một số dữ liệu chưa được công bố, nhấn mạnh vai trò cơ bản nhưng chưa được quan tâm đúng mức của việc tiêu thụ đối với lượng phát thải liên quan đến thực phẩm. Bản báo cáo ước tính rằng, thay đổi chế độ ăn và giảm vứt bỏ thực phẩm ở các quốc gia lớn có thể cắt giảm hơn 3 giga tấn cacbon đioxit mỗi năm.

"Bằng cách giảm tác động khí hậu của thực phẩm mà chúng ta ăn, chúng ta có thể cải thiện sức khỏe của mình và sức khỏe của hành tinh này," tiến sĩ Charlotte Streck, từ tổ chức Climate Focus, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. "Khi chúng ta sản xuất thực phẩm hiệu quả hơn, thì nông dân có thể đạt được lợi ích từ sản lượng gia tăng đồng thời làm giảm tác động môi trường của ngành nông nghiệp. Ngành năng lượng và ngành giao thông vận tải đã có sự phát triển đáng kể trong sự đổi mới cần phải có để đảm bảo sự bền vững lâu dài của các ngành này. Và đã đến lúc nền nông nghiệp nên nối bước.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng làm cho hệ thống thực phẩm của chúng ta hiệu quả hơn và ăn thức ăn lành mạnh hơn sẽ cho phép chúng ta nuôi sống một dân số ngày càng tăng, dự kiến ​​sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, và hạn chế dấu ấn khí hậu đáng kể của ngành này.

"Hiện có rất nhiều cách mà các nhà hoạch định chính sách có thể giúp nông dân tăng năng suất đồng thời vẫn giảm nhẹ biến đổi khí hậu", Streck cho hay. "Chúng ta cần phải xua tan khái niệm là, năng suất và sự bền vững không thể đi cùng nhau”.

Quá nhiều một điều tốt không phải là một điều tốt

Báo cáo cho thấy 70 phần trăm phát thải nhà kính trực tiếp từ nông nghiệp đến từ chăn nuôi, đặc biệt là từ bò , cừu và các động vật ăn cỏ khác. Có thể loại bỏ phần lớn lượng khí thải này nếu giảm nhu cầu thịt bò, đặc biệt là ở hai nước: Mỹ - nước tiêu dùng thịt đỏ lớn nhất thế giới, và Trung Quốc – nước có nhu cầu về thịt bò đang tăng lên nhanh chóng.

Mỹ, nơi mà chiến dịch Ngày thứ 2 không ăn thịt đã và đang được tổ chức và các bác sĩ khuyên bệnh nhân bỏ bớt thịt đỏ, đang bắt đầu tiêu thụ ít thịt bò hơn. Bình quân lượng tiêu thụ thịt bò trên đầu người giảm từ đỉnh điểm 88,8 cân Anh vào năm 1976 xuống còn 58,7 cân Anh trong năm 2009, và nghiên cứu người tiêu dùng cho thấy, suy thoái kinh tế gần đây cùng với mối lo ngại về ảnh hưởng sức khỏe của thịt đỏ đã hạn chế thêm lượng tiêu thụ thịt bò - mặc dù lượng tiêu thụ vẫn còn quá nhiều so với tiêu chuẩn toàn cầu. Xem xét tỷ lệ phát thải cacbon quá lớn từ gia súc – gấp 5 lần so với gia cầm tính trên một đơn vị cơ sở - và tác động của nó đến phá rừng ở vùng nhiệt đới, bản báo cáo khuyến nghị các chiến dịch PR ở Mỹ nên tiếp tục xu hướng này.

Mặt khác, Trung Quốc có thể tránh được lượng khí thải nếu quốc gia này ngưng lại xu hướng trở thành một quốc gia ăn thịt bò. Ngày càng giàu có, và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người tiêu dùng của đất nước này đang sẵn sàng tăng lượng tiêu thụ thịt đỏ của mình thêm 116% vào năm 2050.

"Do Trung Quốc vốn có một chế độ ăn uống thân thiện với khí hậu và vẫn chưa chấp nhận hoàn toàn thịt bò, nên vẫn còn có thể ngăn cản việc tiêu thụ nhiều thịt bò hơn mà không làm thay đổi niềm tin và văn hóa truyền thống của đất nước này," Amy Dickie, thuộc tổ chức  California Environmental Associates, đồng tác giả của nghiên cứu cho hay. "Đưa chế độ ăn uống của Trung Quốc theo hướng thân thiện hơn với khí hậu sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của đất nước này và an ninh lương thực - cũng như khí hậu toàn cầu".

Báo cáo đưa ví dụ bằng cách trích dẫn các chiến dịch PR toàn cầu nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ món súp vây cá mập ở Trung Quốc. Các chiến dịch này được củng cố nhờ lệnh cấm của chính phủ quốc gia về việc phục vụ món ăn này tại các bữa tiệc chính thức. Những nỗ lực này đã cắt giảm lượng vây cá mập nhập khẩu đến 50-70 phần trăm, nhờ đó giúp bảo tồn quần thể cá mập đang suy giảm trên thế giới. Báo cáo cho thấy, nỗ lực tương tự như vậy có thể thuyết phục thực khách ăn ít thịt hơn, hoặc ít nhất, đánh giá cao các loại thịt ít ảnh hưởng đến khí hậu hơn như thịt heo hoặc thịt gà.

Nói không với lãng phí

Bỏ đi phần dư thức ăn ở Mỹ và Trung Quốc, cũng như tình trạng mất mát thực phẩm ở Saharan Cận Châu Phi và Đông Nam Á và Nam Á, cũng có thể tác động lớn đến lượng khí thải nông nghiệp. Tính trên toàn cầu, từ 30 đến 40 phần trăm lượng thực phẩm bị mất đi trong lúc di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng từ nông trại cho đến người tiêu dùng. Vì chất thải thực phẩm là một sản phẩm phụ của các phương pháp sản xuất, lưu trữ, phân phối và tiêu thụ không hiệu quả, nên có rất nhiều cơ hội để tiết kiệm cho người nông dân, khu vực tư nhân và người tiêu dùng. Ví dụ sau đây là  một số giải pháp:

• Tại Mỹ, cần giải quyết sự bối rối xung quanh giữa bán trước ngày và sử dụng tốt nhất trước ngày và các nhãn thực phẩm khác, thường làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn và vứt bỏ đi thức ăn hoàn toàn còn tốt.

• Ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, nên hạn chế việc vứt bỏ một số lượng lớn thực phẩm vì lý do thẩm mỹ - không có hình dạng đúng hoặc màu sắc đúng - trước khi nó tới tay người tiêu dùng.

• Ở Trung Quốc và Mỹ, kích thước phần ăn trong nhà hàng nên bớt nhỏ đi.

• Ở Đông Nam Á và Châu Phi cận Saharan, việc cải thiện các phương pháp làm mát và lưu trữ có thể ngăn chặn hư hỏng và mất mát thức ăn.

Động vật nhai lại

Tương tự như những phát hiện về nhu cầu, nhiều khuyến nghị về sản xuất tập trung vào giảm phát thải từ động vật nhai lại, những động vật - gồm bò, cừu, dê và trâu - với dạ dày bốn ngăn, làm thải ra khí metan trong quá trình tiêu hóa. Quá trình này, được gọi là quá trình lên men đường ruột, ưu ái hơn với bò, là nguyên nhân dẫn đến hơn 40 phần trăm lượng khí thải trực tiếp của ngành nông nghiệp.

" Không có cách nào cho vấn đề này cả," Streck cho biết. "Bò là nguồn thực phẩm không hiệu quả khó tin. Chúng ăn một số lượng lớn thức ăn và cần rất nhiều đất và nước. Lợn, gà và cá nuôi hay cá được đánh bắt bền vững tốt hơn rất nhiều cho khí hậu và cũng tốt hơn cho sức khỏe của con người".

Tuy nhiên, Streck lưu ý rằng, đối với hàng triệu nông dân ở Châu Phi cận Saharan thì gia súc thường mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như là nguồn cung cấp protein thiết yếu và kéo máy cày và xe, thì cần được đưa vào xem xét khi đánh giá những khu vực mục tiêu.

Báo cáo khuyến nghị hai cách quan trọng để loại bỏ khí thải trong sản xuất chăn nuôi. Ở Brazil, có thể mất đến 36 tháng để bò đạt trọng lượng giết mổ. Tại Mỹ, chỉ mất khoảng 18 tháng. Do đó, cải thiện quản lý chăn thả gia súc ở khu chăn nuôi gia súc của Nam Mỹ sẽ làm cho đất nước này trở thành các nhà sản xuất thịt bò hiệu quả hơn. Tương tự như vậy, ở Ấn Độ, cho bò và trâu ăn chế độ lành mạnh sẽ làm tăng sản lượng sữa đồng thời giảm dấu ấn khí hậu trên một gallon.

Nông dân cũng có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải bằng cách thay đổi phương pháp trồng lương thực trên cánh đồng. Ở các nước công nghiệp hóa, đặc biệt là Trung Quốc, nền nông nghiệp sử dụng quá nhiều phân bón. Hầu hết nông dân ở Trung Quốc có thể giảm lượng phân bón sử dụng từ 30 đến 60 phần trăm mà không làm hại gì đến sản lượng. Tệ hơn nữa là, than được sử dụng để làm nguyên liệu chính trong sản xuất phân bón ở Trung Quốc, chứ không phải là một loại khí thiên nhiên hiệu quả hơn. Phân bón cũng được dùng quá mức ở Ấn Độ và Mỹ, mặc dù sản xuất hiệu quả hơn.

Tiềm năng sản xuất

Báo cáo khuyến nghị rằng, nên kết hợp các can thiệp về nhu cầu với các nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất. Một trong những thách thức lớn nhất trong việc ngăn chặn sự phát triển của khí thải nhà kính nông nghiệp là bản chất khuếch tán của sản xuất. Tổng cộng lại, tiềm năng giảm phát thải của ngành nông nghiệp thông qua các phương pháp dựa trên cung cấp là gần 2 Giga tần CO2 một năm vào năm 2030, trong đó một phần nhờ hiệu quả đạt được trong sản xuất phân bón tại Trung Quốc. Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp can thiệp sẽ mang lại những lợi ích về năng suất và ắt sẽ được nông dân và chính phủ quan tâm.

Các lĩnh vực tập trung ưu tiên bao gồm: giảm lượng khí thải từ các đàn gia súc lớn nhất mà không được sản xuất hiệu quả như mong muốn (ví dụ như, đàn bò ở Brazil và đàn bò sữa của Ấn Độ), giảm sử dụng phân bón và sản xuất phân bón ở Trung Quốc, giảm phát thải từ trồng lúa ở Đông Nam Á, và cải thiện các phương pháp dự trữ phân trong hệ thống chăn nuôi công nghiệp.

Lưu trữ cacbon

Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt của nông nghiệp trong cô lập, hoặc lưu trữ cacbon trong đất canh tác, đất chăn thả gia súc và nông lâm kết hợp. Ví dụ như, nghiên cứu cho thấy, Brazil có thể tích hợp hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp và tăng cường chất lượng cỏ trên đồng cỏ để làm phương tiện lưu trữ cacbon. Và khi gia súc ăn thức ăn có chất lượng cao hơn, thì lượng khí thải từ nạn phá rừng ít hơn, do chủ trang trại sẽ không cần phải chặt phá rừng để tạo ra đồng cỏ mới.

"Có một cuộc tranh luận khoa học về mức độ hiệu quả của các phương pháp khác nhau trong cô lập carbon, và việc định lượng ảnh hưởng của những nỗ lực này có thể là một thách thức. Tuy nhiên, rõ ràng là cacbon gia tăng trong đất dẫn đến độ phì nhiêu của đất tăng lên và mức độ giữ nước tăng lên, một động lực cho nông dân," Dickie cho hay. "Thế giới nên nắm lấy cơ hội sẵn có để tăng cacbon trong hệ thống nông nghiệp miễn là chúng hỗ trợ những nỗ lực giảm phát thải và tăng cường an ninh lương thực. Đặc biệt trong trường hợp khi các phương pháp này không cần nhiều nỗ lực mà lại đem lại lợi ích tiềm năng đáng kể".

Năng suất đóng vai trò quan trọng

Tương đương với ngành giao thông vận tải, ngành sản xuất và tiêu thụ thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến một phần năm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Và khi chủ trang trại và nông dân cần đất mới cho sản xuất lương thực thì họ phá rừng, làm cho nông nghiệp là nguyên nhân gây hủy hoại rừng hàng đầu, một nhân tố chính trong biến đổi khí hậu.

"Nông nghiệp là nguyên nhân gây phá rừng lớn nhất trên thế giới," Dickie cho hay. "Cải tiến trong sản xuất nông nghiệp, như chúng tôi đã nhấn mạnh trong báo cáo này, có rất nhiều lợi ích, trong đó có lợi ích giảm phá rừng và ô nhiễm nguồn nước."

Tuy nhiên, theo bản báo cáo, mặc dù nông nghiệp có sự đóng góp to lớn vào biến đổi khí hậu - cũng như tiềm năng của nó trong giảm phát thải khí nhà kính – nhưng ngành nông nghiệp vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng tại các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế.

Streck cho rằng, một lý do dẫn đến việc này là do người ta tin rằng, năng suất nông nghiệp và canh tác bền vững không đi đôi cùng nhau. Streck nhấn mạnh, báo cáo cho thấy điều đó không đúng.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1150

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD