Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33464418
An ninh con người gặp nguy cơ do sự suy giảm của đất tăng nhanh

Đều đặn và đáng báo động, con người đã và đang làm suy kiệt nguồn tài nguyên đất của Trái Đất nhanh hơn so với các chất dinh dưỡng có thể bổ sung. Nếu việc này không thay đổi, thì sự xói mòn đất, kết hợp với tác động của biến đổi khí hậu, sẽ đem lại nguy cơ rất lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu trong thế kỷ tới, theo cảnh báo của một nghiên cứu cho hay.

Đều đặn và đáng báo động, con người đã và đang làm suy kiệt nguồn tài nguyên đất của Trái Đất nhanh hơn so với các chất dinh dưỡng có thể bổ sung. Nếu việc này không thay đổi, thì sự xói mòn đất, kết hợp với tác động của biến đổi khí hậu, sẽ đem lại nguy cơ rất lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu trong thế kỷ tới, theo cảnh báo của một nghiên cứu cho hay.

 

Bài nghiên cứu chỉ ra nông nghiệp – yếu tố làm tăng tốc độ xói mòn và loại bỏ chất dinh dưỡng - là yếu tố chính làm thay đổi "cuộc chơi" trong sự màu mỡ của đất.

"Kể từ khi con người phát triển nông nghiệp, thì chúng ta đã và đang chuyển đổi hành tinh và khiến chu trình dinh dưỡng của đất mất cân bằng", tác giả chính của bài nghiên cứu, Ronald Amundson, giáo sư về khoa học, chính sách và quản lý môi trường tại Đại học California, Berkeley, cho biết. "Bởi vì những thay đổi này diễn ra từ từ, thường mất từ hai đến ba thế hệ mới có thể nhận thấy, nên con người không nhận thức rõ về sự biến đổi địa chất đang diễn ra".

Trong bài viết nghiên cứu, các tác giả cho biết, sự xói mòn đất đã tăng nhanh từ cuộc cách mạng công nghiệp, và chúng ta hiện đang bước vào một giai đoạn mà khả năng hỗ trợ sự phát triển của nguồn thực phẩm của của đất - "lớp biểu bì sống của hành tinh" - đang giảm mạnh.

Tương lai của phốt pho

Các tác giả xác định nguồn phân bón là một trong những mối đe dọa chính đối với an ninh đất trong tương lai. Nông dân sử dụng ba chất dinh dưỡng cần thiết để bón phân cho cây trồng của họ: nitơ, kali và phốt pho. Bài viết nghiên cứu công nhận rằng, việc sản xuất nitơ tổng hợp trong đầu những năm 1900 đã làm tăng đáng kể năng suất cây trồng, nhờ đó hỗ trợ sự tăng trưởng dân số nhanh chóng trên toàn cầu. Do quá trình tổng hợp nitơ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nên nguồn cung cấp nitơ phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.

Không giống như nitơ, kali và phốt pho đến từ các loại đá và khoáng chất, và các tác giả đã chỉ ra rằng các nguồn tài nguyên đó phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Hoa Kỳ chỉ có 1-2 phần trăm lượng kali dự trữ trên thế giới, và nguồn phốt pho dự trữ của quốc gia này dự kiến ​​sẽ hết trong khoảng ba thập kỷ nữa.

"Điều này có thể tạo ra những thách thức và bất ổn về chính trị", Amundson nhận xét. "Ma-rốc sẽ sớm là nguồn phốt pho lớn nhất trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc. Hai nước này sẽ có rất nhiều tiếng nói trong việc phân phối các nguồn tài nguyên này".

Góp phần vào sự biến đổi khí hậu

Một mối đe dọa khác đối với an ninh đất liên quan đến vai trò của nó đó là nó là một hồ chứa cacbon không lồ. Nếu không bị xáo trộn, đất có thể lưu giữ cacbon trong hàng trăm đến hàng ngàn năm. Những ước tính gần đây nhất cho thấy rằng có đến 2.300 giga tấn cacbon được lưu trữ ở lớp cách bề mặt trái đất ba mét - nhiều cacbon hơn so với tất cả cacbon trong khi quyển và thực vật trên thế giới cộng lại. Một giga tấn bằng một tỷ tấn.

Nhưng việc nông nghiệp làm rối loạn các tính chất của đất đã thải cacbon lưu trữ trở lại vào khí quyển. Dựa trên diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp trên toàn thế giới, đã có từ 50 đến 70 giga tấn cacbon đã được thải vào khí quyển trong suốt lịch sử nhân loại. Những người ủng hộ việc cô lập và lưu trữ lâu dài cacbon trong đất, đã lập luận rằng việc lấy lại cacbon này sẽ là một cách để giảm thiểu lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục diễn ra.

"Kế hoạch cô lập cacbon sẽ không làm giảm lượng cacbon thải ra từ biến đổi khí hậu", Amundson phản đối. "Lượng cacbon được lưu trữ thông qua việc cô lập sẽ vô cùng nhỏ bé so với lượng tiềm năng bị mất thông qua sự nóng lên toàn cầu".

Mối lo ngại đặc biệt nằm ở lượng cacbon lớn lưu trữ trong đất ở các vùng cực của hành tinh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng nhiệt độ đang gia tăng ở mức cao hơn ở các vĩ độ phía Bắc.

"Sự ấm lên ở những khu vực đó giống như bạn lấp đầy tủ lạnh của mình bằng thức ăn, và sau đó rút điện ra và đi du lịch", Amundson ví von. "Sẽ có một bữa đại tiệc của vi khuẩn ăn các thực phẩm này. Vi khuẩn bắt đầu quá trình chuyển đổi cacbon thành CO2 và metan".

Tái chế chất dinh dưỡng đất

Các tác giả công nhận sự phụ thuộc của con người vào nông nghiệp và lưu ý rằng hầu hết các loại đất hiệu quả nhất của Trái đất vốn đã được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, họ cho rằng cần quản lý tốt hơn những vùng đất mà chúng ta đang dựa vào.

Một đề xuất là ngưng loại bỏ các chất dinh dưỡng được thu giữ trong các cơ sở xử lý chất thải. Hiện nay, phốt pho và kali đều tập trung vào chất thải rắn hơn là quay ngược trở lại vào trong đất. Ngoài ra, cần quản lý hiệu quả hơn để ngăn chặn thiệt hại từ đất. Ví dụ như, nitơ dư thừa, được coi là một chất gây ô nhiễm, do dòng chảy có nitơ làm giảm bớt lượng oxy trong nước, làm suy kiệt đời sống thủy sinh và tạo ra các vùng chết ở các bờ biển gần đó.

Amundson lưu ý rằng không mất quá lâu để mọi người bắt đầu phân loại giấy, thủy tinh và lon nhôm ra khỏi thùng rác của mình để tái chế.

"Chúng ta nên làm điều này với đất", Amundson kết luận. "Các chất dinh dưỡng bị mất có thể thu giữ, tái chế và đưa trở lại đất. Chúng ta có những cách để tái chế rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng người quyết định cuối cùng là những người tạo ra chính sách. Nó không phải là một vấn đề khoa học. Nó là một vấn đề xã hội".

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 862

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD