Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  34093764
Ăn thịt sẽ làm tăng nhiệt độ do gia súc phát thải nhiều khí nhà kính

Thói quen ăn thịt góp phần cho biến đổi khí hậu do khí nhà kính phát thải ra từ chăn nuôi. Nghiên cứu mới đây cho thấy lượng khí thải từ gia súc hiện đang gia tăng và bò thịt là nguyên nhân bởi phát thải khí của chúng lớn hơn so với các loài động vật khác. Phát hiện này được đăng tải trên Climactic Change.

Thói quen ăn thịt góp phần cho biến đổi khí hậu do khí nhà kính phát thải ra từ chăn nuôi.

 

Nghiên cứu mới đây cho thấy lượng khí thải từ gia súc hiện đang gia tăng và bò thịt là nguyên nhân bởi phát thải khí của chúng lớn hơn so với các loài động vật khác. Phát hiện này được đăng tải trên Climactic Change.

Các-bon đi-ô-xit là loại khí phổ biến nhất khi nói đến biến đổi khí hậu. Nó được phát thải ra bởi các phương tiện giao thông, ngành công nghiệp và phá rừng, đồng thời nó là một phần lớn nhất của khí nhà kính. Nhưng khí mêtan và nitơ oxit cũng là khí nhà kính và đóng góp khoảng 28% cho hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Một phần khí mêtan và nitơ oxit được phát thải bởi chăn nuôi. Động vật giải phóng khí mêtan là kết quả từ hoạt động của các vi sinh vật có liên quan đến quá trình tiêu hóa của động vật và nitơ oxit từ phân bón phân hủy. Hai khí này chịu trách nhiệm cho 1/4 khí thải các-bon đi-ô-xit và 9% trong tổng phát thải khí nhà kính.

Nhóm nghiên cứu bao gồm Dario Caro từ trường Đại học Siena ở Ý, và Ken Caldeira từ Carnegie đã ước tính phát thải khí nhà kính có liên quan đến chăn nuôi ở 237 quốc gia trong gần nửa thế kỷ và nhận thấy rằng lượng khí thải từ vật nuôi đã tăng 51% trong giai đoạn này.

Họ phát hiện ra một sự khác biệt hoàn toàn giữa khí thải liên quan đến chăn nuôi ở các nước đang phát triển (tại đó, lượng khí thải chiếm phần lớn trong sự gia tăng này) và được phát hành bởi các nước phát triển. Phát thải khí từ chăn nuôi dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa trong tương lai, khi nhu cầu về sản phẩm thịt, sữa, trứng được một số nhà khoa học dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Ngược lại, các nước phát triển đã đạt lượng phát thải từ vật nuôi tối đa trong những năm 1970 và đã giảm dần kể từ thời điểm đó.

"Các nước đang phát triển hiện đang cải thiện tốt hơn việc giảm phát thải khí nhà kính gây ra bởi từng vật nuôi, nhưng sự cải thiện này không theo kịp nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng", Caro cho biết. "Kết quả là, lượng phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi tiếp tục tăng lên và tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển".

Động vật, bò và bò sữa chiếm 74% phát thải khí nhà kính liên quan đến chăn nuôi gia súc, 54% xuất phát từ chăn nuôi bò thịt và 17% từ bò sữa. Một phần là do mật độ dày đặc của bò, nhưng cũng một phần là do gia súc thải ra lượng khí mêtan và nitơ oxit nhiều hơn các động vật khác. Cừu chiếm 9%, trâu 7%, lợn 5%, và dê 4%.

Caldeira cho biết: "Sẽ tốt hơn cho môi trường nếu tất cả chúng ta trở thành người ăn chay, nhưng cũng có thể sẽ có rất nhiều cải thiện nhờ việc ăn thịt lợn hoặc thịt gà thay vì ăn thịt bò".
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1020

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD