Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  40
 Số lượt truy cập :  33845836
Ánh sáng mắt trời kích thích thải ra khí CO2 làm khí hậu nóng lên

Khí cacbon nằm lâu đời ở tầng đất đóng băng vĩnh viễn ở Bắc cực cực kỳ nhạy với ánh nắng mặt trời, và nếu được tiếp xúc với bề mặt khi những lớp đất đóng băng lâu ngày này tan chảy và đổ sụp thì có thể thải ra khí CO2 gây ra sự ấm nóng toàn cầu vào khí quyển nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta.

Khí cacbon nằm lâu đời ở tầng đất đóng băng vĩnh viễn ở Bắc cực cực kỳ nhạy với ánh nắng mặt trời, và nếu được tiếp xúc với bề mặt khi những lớp đất đóng băng lâu ngày này tan chảy và đổ sụp thì có thể thải ra khí CO2 gây ra sự ấm nóng toàn cầu vào khí quyển nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta.

 

Sunlight Stimulates Release of Climate-Warming Gas from Melting Arctic Permafrost.jpg
 
Nhà sinh thái George Kling đến từ Trường Đại học Michigan cùng các đồng sự đã nghiên cứu nhiều nơi ở vùng Alaska, Bắc cực, ở đây tầng đất bị đóng băng vĩnh viễn đang tan chảy và gây đổ sụp bề mặt đất phủ lên nó, tạo thành những lỗ xói mòn, gây lở đất và khiến những tầng đất bị chôn vùi lâu ngày này tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
 

Họ nhận thấy rằng ánh sáng mặt trời làm tăng khả năng chuyển đổi khí cacbon ở lớp đất được tiếp xúc thành khí CO2 ít nhất 40% so với cacbon vẫn còn trong bóng tối.

 

“Cho đến nay chúng tôi vẫn không thật sự biết được cách thức phản ứng lại của khí cacbon ở tầng đất bị đóng băng vĩnh viễn này như thế nào – liệu nó có được biến đổi thành những loại khí làm nóng khí hậu một cách nhanh chóng hay không”, giáo sư Kling cho biết.

 

Kling cho biết: “Những gì chúng tôi có thể cho biết hiện giờ đó là bất kể sự tan chảy của tầng đất đóng băng vĩnh viễn ở Bắc cực này xảy ra nhanh hay chậm thì sự chuyển đổi của cacbon thành CO2 này và việc thải ra khí quyển của nó cũng nhanh hơn chúng ta nghĩ nhiều”, Kling cho biết. “Điều đó có nghĩa là khí cacbon ở tầng đất này có khả năng là 1 nhân tố rất lớn mà sẽ giúp xác định xem Trái đất nóng lên nhanh chậm thế nào”.

 

Lượng cacbon hữu cơ khổng lồ đã bị đóng băng ở các tầng đất Bắc cực cả hàng ngàn năm nay. Nếu bị tan chảy hoặc thải ra thành khí CO2 thì kho chứa cacbon khổng lồ này có khả năng nhân đôi số lượng khí thải nhà kính trong khí quyển tương tự lượng CO2 mà con người thải ra do đốt nhiên liệu hóa thạch.

 

Ánh nắng mặt trời – và đặc biệt là bức xạ cực tím, đây là những bước sóng gây rám nắng – có thể trực tiếp làm rã khí cacbon hữu cơ ở đất thành khí CO2, và ánh sáng mặt trời còn có thể biến đổi khí cacbon để làm cho nó trở thành thức ăn tốt hơn cho vi khuẩn. Khi vi khuẩn ăn khí cacbon này, chúng thở ra khí CO2 nhiều bằng việc con người hít vào cacbon ở thức ăn và thở ra CO2.

 

Tác giả chính, Cory, đến từ Trường Đại học North Carolina cho biết: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cung cấp bằng chứng đầu tiên cho rằng sự chuyển đổi của khí cacbon đóng băng sẽ được phóng đại bằng các phản ứng với ánh sáng mặt trời cũng như những tác động của nó đối với vi khuẩn”.

 

Dostdongnai theo Science Daily.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1630

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD