Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33365138
Bản đồ mới tiết lộ sự lây lan của cỏ dại trên thế giới

Theo một nghiên cứu mới, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân và bán đảo Thái Bình Dương là những nơi nhiều cỏ nhất trên thế giới nhờ có nguồn cỏ dại từ bán cầu Bắc. Phát hiện trên được đưa ra từ phân tích toàn diện lần đầu tiên về sự chuyển động toàn cầu của các loài thực vật ngoại lai, đăng trên tạp chí Nature.

Theo một nghiên cứu mới, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân và bán đảo Thái Bình Dương là những nơi nhiều cỏ nhất trên thế giới nhờ có nguồn cỏ dại từ bán cầu Bắc.

 

Phát hiện trên được đưa ra từ phân tích toàn diện lần đầu tiên về sự chuyển động toàn cầu của các loài thực vật ngoại lai, đăng trên tạp chí Nature.

Các loài thực vật có một con đường thông minh hơn khi di chuyển trên thế giới, tận dụng cơ hội của sự di chuyển của con người thông qua các hoạt động như thương mại và du lịch. Và nếu thành công, chúng sẽ có thể du nhập vào ngôi nhà mới. 

Thực vật du nhập có thể là một mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, đặc biệt nếu chúng xâm lấn và phá vỡ hệ sinh thái bản địa.

Niu Di-lân là một ví dụ, cây thông và kim tước là hai loài thực vật nhập khẩu từ bán cầu Bắc đang xâm lấn hệ sinh thái bản địa.

Đến nay, thông tin về sự lây lan của các loài thực vật ngoại lai còn hạn chế, nhưng nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ Mark van Kleunen từ Đại học Konstanz, Đức đã thu thập dữ liệu về sự phân bổ cỏ dại từ 843 khu vực (quốc gia, bang, bán đảo), che phủ 83% bề mặt Trái đất. 

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, 13.168 loài thực vật, gần 4% các loài thực vật có mạch của thế giới, đã bôn ba từ quê hương đến vùng du nhập ở nhiều khu vực khác của địa cầu.

Do không có dữ liệu đối với 17% diện tích bề mặt Trái đất, con số thực tế của cỏ dại có thể cao hơn thế, ngày càng tăng lên cùng với toàn cầu hóa.

Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy Bắc Mỹ có số lượng cao nhất các loài cỏ dại, tiếp theo là châu Âu. Điều này có thể là do mật độ mẫu dày đặc hơn ở những nơi này, là kết quả của nhiều thế kỷ hoạt động thương mại và sự đưa vào một cách có chủ đích các loài thực vật từ các lục địa khác cho nông nghiệp và làm vườn.

Mặc dù có lịch sử dài trong quá trình thuộc địa hóa châu Âu, Bắc Mỹ thực tế chỉ có số lượng các loài cỏ dại nhiều hơn chút ít đến từ lục địa khác so với Ôx-trây-lia và Niu Di-lân. Theo nghiên cứu, góc Đông Nam Ôx-trây-lia đặc biệt là một vùng đầy cỏ dại.

Khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh diện tích đất, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân và bán đảo Thái Bình Dương có số loài cỏ dại cao nhất du nhập từ lục địa khác. Điều này có thể là do những vùng xa xôi này đã tiến hóa thảm thực vật đặc biệt phù hợp với cỏ dại, phần lớn đến từ bán cầu Bắc đông dân cư.

Ôx-trây-lia, Niu Di-lân và bán đảo Thái Bình Dương là quê hương của nhiều loài độc đáo, do đó cỏ dại lại trở thành một mối đe dọa phá vỡ đa dạng sinh học. Cơ sở dữ liệu về cỏ dại được biên soạn bởi nhóm nghiên cứu có thể giúp các nhà khoa học theo dõi sự di chuyển của các loài thực vật ngoại lai và cảnh báo mối đe dọa có thể xảy ra đối với hệ sinh thái bản địa.
 
M.H - Mard, Theo ABC.
Trở lại      In      Số lần xem: 1111

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD