Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33467847
Bệnh Panama hại chuối đang lây lan ra ngoài khu vực Đông Nam Á

Bệnh Panama đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành trồng chuối ở Đông Nam Á. Cùng với các cộng sự của mình, các nhà khoa học từ Wageningen UR (trường Đại học và trung tâm nghiên cứu) đã chứng minh được rằng căn bệnh do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây ra này hiện đã truyền lan tới Gioóc-đa-ni.

Bệnh Panama đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành trồng chuối ở Đông Nam Á. Cùng với các cộng sự của mình, các nhà khoa học từ Wageningen UR (trường Đại học và trung tâm nghiên cứu) đã chứng minh được rằng căn bệnh do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây ra này hiện đã truyền lan tới Gioóc-đa-ni.

 

Điều này có nghĩa là bệnh Panama ngày càng trở nên phổ biến và các nước sản xuất chuối lớn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh cũng đang bị đe dọa. Cần phải có một cách tiếp cận phối hợp ở quy mô quốc tế để bảo vệ an ninh lương thực cho hàng triệu người. Các kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plant Disease.
 
 
Hướng di chuyển của bệnh Panama
 
 
Chuối không chỉ là loại trái cây ưa thích trên thế giới mà đối với nhiều người nó còn là một nguồn thực phẩm quan trọng. Trong thế kỷ XX, hàng chục ngàn ha rừng trồng chuối ở Mỹ Latinh đã bị phá hủy bởi bệnh Panama. Chuối bị chết hàng loạt và đất bị nhiễm bệnh trong nhiều thập kỷ. Việc đưa giống chuối Cavendish có tính kháng là một giải pháp tránh được tổn thất và các dòng vô tính của chuối Cavendish hiện đang được trồng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cuối thế kỷ trước, một dòng nấm mới có sức tàn phá mạnh mẽ đã được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á. Chủng nấm Tropical Race 4 (TR4) hiện đang bắt đầu có ảnh hưởng lớn đến các giống Cavendish ở Đông Nam Á và hiện nay không có cách nào để bảo vệ chuối.

Một vài năm trước đây, đã có nghi ngờ rằng một vài đồn điền trồng chuối ở Gioóc-đa-ni đã bị nhiễm bệnh Panama. Bộ Nông nghiệp Gioóc-đa-ni sau đó đã gửi các mẫu nấm cho Giáo sư Randy Ploetz của trường Đại học Florida - người đã chuyển các mẫu này tới nhà khoa học Gert Kema tại Wageningen UR. Các nghiên cứu sinh trong đội nghiên cứu của Gert Kema đã nhóm những cây chuối khác nhau bị nhiễm bệnh với các loại nấm từ các mẫu lấy ở Gioóc-đa-ni. Những cây này cho thấy các triệu chứng giống như cây chuối bị nhiễm bệnh lấy mẫu từ Đông Nam Á. Xét nghiệm ADN sau đó cho thấy các chủng ở Jordan là chủng TR4. Do đó, các nhà khoa học đã xác minh được chủng nấm TR4 hiện đang tràn lan ngoài khu vực Đông Nam Á.

Jordan có diện tích trồng chuối tương đối nhỏ, chuối được trồng trên diện tích khoảng 1000-1500 ha nhưng 80% diện tích trồng đang bị nhiễm bệnh. Vẫn chưa rõ cách thức bệnh Panama lan truyền từ Đông Nam Á như thế nào. Gert Kema lập luận rằng, chỉ là vấn đề thời gian trước khi chủng nấm TR4 đến châu Phi. Ở châu Phi, chuối là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người dân, sự du nhập và lây lan của bệnh Panama sẽ đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người. Do đó, cần phải có một cách tiếp cận phối hợp quy mô quốc tế để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Panama, Kema cho biết.

Wageningen UR đã thực hiện nghiên cứu này cùng với trường Đại học Florida, Trung tâm Nghiên cứu ông nghiệp và khuyến nông quốc gia Gioóc-đa-ni, và trường Đại học Gioóc-đa-ni.
 
K.P. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1204

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD