Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33323322
Biện pháp kiểm soát bọ xít thân thiện với môi trường

Một nhà côn trùng học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tìm ra các lựa chọn thay thế "xanh" thay cho thuốc trừ sâu để kiểm soát loài bọ xít bản địa hại bông, phương pháp mới này hiện đang trở nên phổ biến với người trồng. Bọ xít xanh (Chinavia hilaris), bọ xít xanh miền nam (Nezara viridula), và bọ xít nâu (Euschistus servus) là một vấn đề đặc biệt ở đông nam nước Mỹ, bởi vì cây bông thường được trồng cùng với cây lạc.

Một nhà côn trùng học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tìm ra các lựa chọn thay thế "xanh" thay cho thuốc trừ sâu để kiểm soát loài bọ xít bản địa hại bông, phương pháp mới này hiện đang trở nên phổ biến với người trồng.

 

Bọ xít xanh (Chinavia hilaris), bọ xít xanh miền nam (Nezara viridula), và bọ xít nâu (Euschistus servus) là một vấn đề đặc biệt ở đông nam nước Mỹ, bởi vì cây bông thường được trồng cùng với cây lạc. Những con bọ xít màu nâu và bọ xít xanh miền nam phát triển trên các cánh đồng trồng lạc và di chuyển sang cây bông. Bọ xít xanh di chuyển sang cây bông từ các khu vực có nhiều cây cối lân cận. Glynn Tillman cùng với Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Tifton, Georgia, hiện đang nghiên cứu việc sử dụng "cây bẫy", chẳng hạn như cây đậu tương và cây lúa miến. Những cây bẫy được trồng trong mảnh vườn nhỏ bên cạnh bông để bọ xít di chuyển sang chúng thay vì sang cây bông. Một lựa chọn khác là sử dụng bẫy mồi pheromone để bắt và tiêu diệt bọ xít. Những cây tạo ra mật hoa có thể được trồng để thu hút những con ong bắp cày bản địa để chúng tấn công bọ xít. Đặt các hàng rào nhựa giữa bông và luống trồng lạc cũng là một phương pháp kiểm soát khác.
 
Trong một nghiên cứu gần đây, Tillman và các đồng nghiệp của mình đã trồng bông và lạc cạnh nhau trong hai năm. Trong năm đầu tiên, họ trồng đậu tương dưới dạng là một cây bẫy, có và không có bẫy pheromone, ở giữa các luống bông và lạc. Tại các khu vực khác, họ đặt các hàng rào nhựa cao 6 foot giữa các luống. Trong năm thứ hai của nghiên cứu, họ đã bổ sung trồng thêm cây kiều mạch có sản sinh ra mật hoa ở gần cây bông. Mỗi tuần trong suốt mùa sinh trưởng từ tháng 5 – tháng 10, họ đếm số lượng những con bọ xít và trứng của nó bị ong bắp cày tiêu diệt, đồng thời ghi lại thiệt hại đối với quả bông. Họ phát hiện ra rằng các rào cản vật lý giữa cây lạc và bông là những công cụ hiệu quả nhất và cách tiếp cận nhiều phía là một sự thay thế hiệu quả nếu rào cản này không khả thi. Họ cũng phát hiện ra rằng đậu tương là một cây bẫy hiệu quả và cây kiều mạch thu hút những con ong bắp cày có lợi đã giúp giảm số lượng bọ xít. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí AgResearch, số ra tháng 7/2016.
 
N.T.H. - Mard, theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 1370

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD