Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  10
 Số lượt truy cập :  33458749
Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên về kinh tế, xã hội và môi trường

Trong khuôn khổ Chương trình Tây Nguyên 3, đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên” Mã số TN3/T08 do PGS.TS.Trần Văn Ý làm chủ nhiệm đã xây dựng thành công bộ chỉ tiêu phát triển bền vững (PTBV) về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên. Đây là sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao trong đánh giá, giám sát, điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Tây Nguyên hướng đến phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Chương trình Tây Nguyên 3, đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên” Mã số TN3/T08 do PGS.TS.Trần Văn Ý làm chủ nhiệm đã xây dựng thành công bộ chỉ tiêu phát triển bền vững (PTBV) về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên. Đây là sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao trong đánh giá, giám sát, điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Tây Nguyên hướng đến phát triển bền vững.

 

Bộ chỉ tiêu gồm 77 chỉ tiêu cho cấp vùng, 70 chỉ tiêu cấp tỉnh và 49 chỉ tiêu cấp huyện trợ giúp đo tổng thể quá trình PTBV Tây Nguyên một cách toàn diện gồm 13 chủ đề, phù hợp với thông lệ quốc tế, quốc gia và đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên. Lĩnh vực kinh tế gồm 3 chủ đề: phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế, phương thức sản xuất và tiêu dùng. Lĩnh vực xã hội gồm 5 chủ đề: mức sống, quản trị, sức khoẻ, giáo dục, dân số. Lĩnh vực môi trường gồm 5 chủ đề: thiên tai, khí quyển, đất đai, tài nguyên nước ngọt, đa dạng sinh học.

 

Các số liệu phục vụ tính toán giá trị thực của các chỉ tiêu được cung cấp, thu thập, xử lý bởi các sở ban ngành ở các địa phương. Các giá trị mục tiêu của mỗi chỉ tiêu được xây dựng dựa trên cơ sở chiến lược phát triển ngành, địa phương, quốc gia, quốc tế và tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Công việc tính toán giá trị thực của các chỉ tiêu, chuẩn hoá giá trị các chỉ tiêu, xây dựng đồ thị thực trạng PTBV được lập trình dưới dạng một hệ chuyên gia, rất thuận tiện cho người sử dụng.

 

Bộ chỉ tiêu PTBV cho Tây Nguyên được xây dựng dựa trên cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên, tiến hành theo các bước sau:

 

  • - Thứ nhất, trên cơ sở Hướng dẫn của Liên hiệp quốc, Dự án của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Hệ thống chỉ tiêu quốc gia, từ đó đưa ra một danh sách các chỉ tiêu có thể mang tính “phổ quát” về mặt quốc tế và quốc gia.
  • - Thứ hai, tổ chức các hội thảo với các địa phương (5 cuộc hội thảo được tổ chức tại 5 tỉnh). Các cuộc hội thảo này kết hợp với khảo sát thực địa trên địa bàn giúp trả lời câu hỏi: Bộ chỉ tiêu PTBV đề xuất có phù hợp với điều kiện cụ thể của Tây Nguyên hay không? Đây là hướng tiếp cận từ dưới lên. Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia trên địa bàn Tây Nguyên, đã chọn được 113 chỉ tiêu có thể vừa mang tính “phổ quát” vừa mang tính “địa phương, đặc thù”;
  • - Thứ ba, tiến hành tham vấn các chuyên gia chuyên sâu về phát triển bền vững bằng các phiếu hỏi. 113 chỉ tiêu vừa trình bày được gửi đến 60 chuyên gia là các nhà quản lý ở trung ương và địa phương, các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về PTBV tại Việt Nam, và các chuyên gia đang làm việc cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam để mời tham vấn. Các tác giả đã nhận được 56 phiếu tham vấn của các chuyên gia có thể xử lý được bằng phương pháp Delphi. Kết quả, bộ chỉ tiêu PTBV các tỉnh Tây Nguyên được hoàn thiện bằng phương pháp Delphi kết hợp với tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia chọn lọc.

 

Ưu điểm nổi bật

 

Bộ chỉ tiêu PTBV các tỉnh Tây Nguyên không chỉ dừng lại ở mức “khung”, nghĩa là xác định danh sách Bộ chỉ tiêu. Việc tính toán các giá trị thực tế, cũng như giá trị mục tiêu (phải hướng tới) của các chỉ tiêu để biết khoảng cách giữa giá trị bền vững với giá trị hiện có là bao nhiêu, đã được cụ thể hoá cho từng chỉ tiêu.

 

Bộ chỉ tiêu cho phép đánh giá và giám sát được toàn cảnh, toàn diện bản chất của phát triển bền vững tại địa bàn Tây Nguyên, nơi có đặc thù rất riêng biệt cả về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, con người, xã hội và môi trường.

 

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đã được thể hiện trong bộ chỉ tiêu PTBV các tỉnh Tây Nguyên, vấn đề này trong các bộ chỉ tiêu PTBV trước đây ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng.

 

Bộ chỉ tiêu PTBV đã được tin học hoá thành một hệ chuyên gia với các modul tính toán chỉ tiêu, các modul đánh giá xây dựng biểu đồ PTBV hỗ trợ cho ra quyết định.

 

Phạm vi ứng dụng

 

Bộ chỉ tiêu PTBV các tỉnh Tây Nguyên sẽ được kiến nghị chuyển giao và ứng dụng trực tiếp cho Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh và huyện trên địa bàn Tây Nguyên phục vụ công tác quản lý kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài ra, các trường đại học, viện nghiên cứu liên quan có thể ứng dụng sản phẩm này phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.

 

Xem danh sách chỉ tiêu phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên tại đây

 

Thanh Hà - VAST

Trở lại      In      Số lần xem: 1164

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD