Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33318380
Các nhà nghiên cứu phát triển các phương pháp lai tạo giống cà chua có vị ngọt hơn và dễ trồng hơn

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đường sucrôza đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các gien chính ở các loại quả tham gia vào quá trình chuyển hóa đường. Những nỗ lực để kiểm soát các gien này đã mang lại thành công trong việc tăng hàm lượng đường trong trái cây, tuy nhiên điều này lại khiến cây trồng tăng trưởng kém và bị còi cọc.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đường sucrôza đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các gien chính ở các loại quả tham gia vào quá trình chuyển hóa đường. Những nỗ lực để kiểm soát các gien này đã mang lại thành công trong việc tăng hàm lượng đường trong trái cây, tuy nhiên điều này lại khiến cây trồng tăng trưởng kém và bị còi cọc.

 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tohoku tại Nhật Bản đã sử dụng một công cụ tìm kiếm thông tin sinh học để tìm các trình tự nu-clê-ô-tit trong gien cà chua tương tự như trình tự gien của cây thuốc lá và trình tự này bị kìm nén bởi đường sucrôza. Khi một chuỗi mã hóa đặc biệt về gien thuốc lá, được gọi là một uORF được lấy ra và trình tự chính được thực hiện, gien này kích hoạt một số gien khác tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, cuối cùng làm gia tăng lượng sucrôza  trong lá cây thuốc lá. Khi uORF không được loại bỏ, một gien trội sẽ làm tăng hàm lượng sucrôza trong lá cây thuốc lá. Lượng đường sucrôza tăng kìm nén uORF, từ đó kìm nén phần chính của gien, hạn chế khả năng của gien trong việc tăng thêm lượng sucrôza của trái cây.

Các nhà nghiên cứu đã xác định hai gien ở cây cà chua có trình tự rất giống với gien ở cây thuốc lá và uORFs của hai gien này đã được gỡ bỏ. Các trình tự gien chính đã được đặt dưới sự kiểm soát của gien khác được gọi là E8 để thể hiện gien mục tiêu. ADN sửa đổi sau đó đã được đưa vào cây cà chua. Quả của các dòng cà chua này có lượng sucrôza cao hơn 50% so với cà chua bình thường và cây cà chua không bị chậm phát triển. Ngoài sự trao đổi chất đường, các gien cà chua cũng ảnh hưởng đến các gien tham gia vào quá trình chuyển hóa axit amin. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng nồng độ của một số axit amin ở mức cao trong cà chua chuyển gien.

Dựa trên kết quả này, nhóm nghiên cứu hiện đang phát triển một chuỗi ADN sửa đổi mới có chứa 2A11 vận hành trong suốt quá trình phát triển của quả.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng là hầu hết các thực vật có hoa hoặc thực vật hạt kín chứa các gien sucrôza nhạy cảm tương tự, khiến công nghệ làm ngọt trái cây của họ có thể được áp dụng rộng rãi.

Lê Hồng Vân - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1305

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD