Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33472029
Các tính trạng thân rễ quyết định đặc tính chống chịu với thời tiết của cây măng tây

Một số giống cây trồng trong khi phát triển tốt ở vùng khí hậu ban đầu của chúng có thể không còn đặc tính này khi trồng ở các vùng khí hậu khác nhau. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Mỹ về Khoa học Cây trồng đã phân tích ba giống măng tây (Asparagus officinalis) cho thấy khả năng chống chịu trong mùa đông của các giống măng tây có thể liên quan trực tiếp đến lượng nước hoặc các chất chuyển hóa khác nhau trong thân rễ của cây.

Một số giống cây trồng trong khi phát triển tốt ở vùng khí hậu ban đầu của chúng có thể không còn đặc tính này khi trồng ở các vùng khí hậu khác nhau. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Mỹ về Khoa học Cây trồng đã phân tích ba giống măng tây (Asparagus officinalis) cho thấy khả năng chống chịu trong mùa đông của các giống măng tây có thể liên quan trực tiếp đến lượng nước hoặc các chất chuyển hóa khác nhau trong thân rễ của cây.

 

Ba giống “UC 157”, “Jersey Giant” và “Guelph Millennium” được lai tạo tại California, New Jersey và phía nam Ontario đã được thử nghiệm về khả năng chịu được nhiệt độ lạnh của miền nam Ontario trong 2 năm . Cuối cùng, giống “UC 157” đã cho thấy khả năng thích nghi thấp nhất do tỷ lệ nước ở ngọn cây ở mức cao và các chất chuyển hóa thân rễ nhất định ở mức thấp, giống “Jersey Giant” ở mức trung bình và giống “Guelph Millennium” có khả năng chịu đựng cao nhất.

Để kiểm tra ba giống cây này, cây giống của từng loại được trồng trong nhà kính, một lần vào tháng 3 năm 2011, và một lần nữa vào năm 2012, và sau đó cây giống được trồng trên một cánh đồng ở Simcoe, Ontario, Canada. Các mẫu từ rễ và thân rễ của mỗi giống cây đã được đưa vào bốn ngày khác nhau trong suốt mùa xuân của từng năm tiếp theo và được phân tích tỷ lệ nước và nồng độ chất chuyển hóa. Đặc tính chống chịu rét cũng được đo trực tiếp với toàn bộ phần ngọn cây.

Do mặt đất trải qua những thay đổi về nhiệt độ trong thời gian mùa xuân tan băng, các giống măng tây đã trải qua thời kỳ thích nghi khí hậu. Đặc tính chống chịu với băng giá được gắn liền với những đặc điểm thân rễ. Kết quả cho thấy rằng giống UC 157 có tỷ lệ nước cao hơn so với giống Guelph Millennium trong tất cả các ngày lấy mẫu. Đặc tính chống chịu với băng giá tương quan mạnh với tỷ lệ nước trong ba giống cây cũng như mức độ của các chất chuyển hóa khác trong thân rễ, điều này cho thấy rằng cơ quan này là quan trọng nhất để dự đoán sự thích nghi với các khí hậu khác nhau.

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1411

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD