Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33325292
Cacbon hydrat giúp thực vật chịu hạn tốt hơn

Một nghiên cứu của trường Đại học Oxford mới được công bố trên Tạp chí Nature Communications cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy, thực vật có hàm lượng tinh bột và đường cao, có thể chịu hạn tốt hơn các loài thực vật có hàm lượng các chất này thấp. Theo đó, việc tăng hàm lượng đường hòa tan và các hợp chất tinh bột gọi là cacbon hydrat không cấu trúc (non-structural carbohydrates), đồng nghĩa với việc thực vật có thể sinh tồn lâu hơn trong hạn hán.

Một nghiên cứu của trường Đại học Oxford mới được công bố trên Tạp chí Nature Communications cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy, thực vật có hàm lượng tinh bột và đường cao, có thể chịu hạn tốt hơn các loài thực vật có hàm lượng các chất này thấp. Theo đó, việc tăng hàm lượng đường hòa tan và các hợp chất tinh bột gọi là cacbon hydrat không cấu trúc (non-structural carbohydrates), đồng nghĩa với việc thực vật có thể sinh tồn lâu hơn trong hạn hán.

 

Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu tính hiệu quả của những nỗ lực bảo tồn rừng mưa Borneo và khả năng các cánh rừng này phục hồi trước biến đổi khí hậu.

 

Rừng mưa Borneo giống như nhiều cánh rừng khác ở Đông Nam Á đã phải hứng chịu nạn phá rừng ở mức cao, mà hiện các chuyên gia bảo tồn đang nỗ lực để khắc phục tình trạng này thông qua quá trình trồng bổ sung - tái trồng rừng bằng các cây giống của một loài duy nhất.

 

GS. Andy Hector, trưởng dự án nghiên cứu cho biết: "Phương pháp truyền thống khôi phục rừng là trồng bổ sung cây giống, nhưng thường là cây giống của một loài duy nhất trong một khu vực xác định. Trong khi rừng sẽ phục hồi đến mức độ nhất định, nhưng chúng tôi muốn biết rừng phục hồi ra sao so với tỷ lệ đã mất và hệ sinh thái rừng có khả năng phục hồi trước tình trạng biến đổi khí hậu hay không?”.

 

Theo GS Hector, nó giống như các thị trường tài chính. Nếu bạn đầu tư vào một thứ, thì có thể mang lại kết quả, nhưng đặt toàn bộ số trứng của bạn vào một giỏ có thể khiến bạn bị tổn thương trong trường hợp thị trường sụp đổ. Đó là lập luận có lợi cho hạng mục đầu tư đa dạng, phân tán nguy cơ và sẽ cung cấp một khoản đầu tư dài hạn hiệu quả hơn. Tương tự như đầu tư cho các loài: bạn có thể đầu tư cho một loài duy nhất hay đa dạng hóa để có được sự bảo hiểm trước các sự kiện cực đoan và tạo khả năng phục hồi cao hơn.

 

Nhóm nghiên cứu đã quan tâm đến việc tái trồng rừng bằng một loài duy nhất có làm cho các cánh rừng dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán hay không. Để kiểm tra hàm lượng cacbon hydrat giúp thực vật chịu hạn ở mức cao hay thấp hơn, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hàm lượng cacbon hydrat của 10 loài thực vật phổ biến trong các cánh rừng mưa và sau đó trồng chúng trong một môi trường có kiểm soát và không tưới nước trong nhiều tháng cho đến khi chúng chết.

 

Trong số 10 loài thực vật thử nghiệm, các nhà khoa học đã xác định loài thực vật có hàm lượng hàm lượng cacbon hydrat giảm, chết vì hạn hán nhanh hơn các loài thực vật có hàm lượng dưỡng chất này cao. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa hài lòng với thử nghiệm này vì có thể còn có các yếu tố tác động khác ngoài cacbon hydrat.

 

Để xác định chính xác hơn vai trò của cacbon hydrat, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh hàm lượng cacbon hydrat bằng cách trồng một số cây giống trong điều kiện bóng tối và sau đó đưa chúng vào điều kiện sinh trưởng có ánh sáng, trong khi lại làm ngược lại với cây giống khác.

 

Hai nhóm cây giống này đều giống nhau về mọi mặt, ngoại trừ các cây được trồng cuối cùng trong điều kiện bóng tối có hàm lượng cacbon hydrat giảm, trong khi cây được trồng sau cùng là trong điều kiện ánh sáng sẽ có hàm lượng cacbon hydrat cao hơn. 

 

GS. Hector nói: "Chúng tôi đã kiểm tra cả 10 loài thực vật theo cách này thông qua trồng cây giống bằng kỹ thuật trao đổi ánh sáng và sau đó cho chúng hứng chịu đợt hạn hán tàn khốc. Loài thực vật có hàm lượng cacbon hydrat giảm, sẽ chết vì hạn hán nhanh hơn. Nghĩa là chúng tôi có thể xác định được hàm lượng cacbon hydrat là nguyên nhân tác động đến khả năng chịu  hạn của thực vật”.

 

N.P.D - NASATI, Theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 1395

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD