Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33343110
Cải thiện công tác dự báo lũ lụt ở các quốc gia đang phát triển

Với trận lũ khủng khiếp tàn phá Pakistan vào đầu tháng Chín, Giáo sư Peter Webster và nhà nghiên cứu Kristofer Shrestha thuộc Viện Công nghệ Georgia không hề ngạc nhiên do họ đã dự báo thiên tai này trước đó mười ngày bằng cách sử dụng một mô hình thủy văn được phát triển trong khuôn viên của Viện.

Với trận lũ khủng khiếp tàn phá Pakistan vào đầu tháng Chín, Giáo sư Peter Webster và nhà nghiên cứu Kristofer Shrestha thuộc Viện Công nghệ Georgia không hề ngạc nhiên do họ đã dự báo thiên tai này trước đó mười ngày bằng cách sử dụng một mô hình thủy văn được phát triển trong khuôn viên của Viện.

 

Webster đã gửi mô hình dự báo tới Ngân hàng Thế giới, cùng với các khuyến nghị để tránh các trường hợp tử vong do lũ lụt và giảm thiểu thiệt hại của lũ lụt tới cơ sở hạ tầng của Pakistan. Ý kiến của ông về việc làm thế nào để hỗ trợ các nước đang phát triển trước khi thiên tai xảy ra cũng được nêu lên trong tạp chí Tự nhiên.
 
Trận lũ lụt xảy ra tháng 9 vừa qua ghi nhận mùa hè thứ ba liên tiếp Pakistan đã phải chịu đựng lũ lụt thảm khốc. Ba mươi triệu người đã bị ảnh hưởng trong năm 2010 và 2011. Trận lũ lụt này đã ảnh hưởng đến 4,7 triệu người, giết chết gần 500 người và dẫn đến cuộc di tản của 350.000 người. Thế giới đã cảnh báo rằng Pakistan không thể tự mình dự đoán và chuẩn bị ứng phó với thiên tai. Cảnh báo thiên tai của Pakistan thường được ban hành chỉ một vài ngày trước khi xảy ra thiên tai và các địa phương có ít thời gian để hành động.

Đó là lý do tại sao Webster và các đồng nghiệp đã xem xét kỹ hơn công tác dự báo thiên tai. Hệ thống của ông được dựa trên một mô hình lưu lượng dòng thủy văn, địa hình và dự báo lượng mưa toàn cầu. Mô hình này dự đoán chính xác dòng chảy trong sông Indus và các nhánh của nó tại vùng đồng bằng của Pakistan.

Từ sự thành công của mô hình, các nhà khoa học đưa ra một số khuyến nghị cho tương lai, chẳng hạn như việc thành lập một trung tâm dự báo thời tiết nguy hiểm tại Pakistan và thiết lập một hệ thống cảnh báo lũ trên toàn đất nước. Việc thực hiện các sáng kiến này có thể giúp giảm bớt các thiệt hại của thiên tai trong tương lai.
 
NMT - Mard, theo phys.org.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1429

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD