Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33366597
Cải thiện hiệu quả sử dụng nước tưới cho cây trồng có thể tăng cường an ninh lương thực toàn cầu và đảm bảo tính bền vững về nguồn nước

Cải thiện hiệu quả sử dụng nước tưới cho cây trồng – lượng thực phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị tiêu thụ nước - có khả năng cải thiện an ninh lương thực và tính bền vững về nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học cùng hợp tác với Viện Nghiên cứu Môi trường (IonE) trực thuộc trường Đại học Minnesota và Viện Khoa học cây trồng và bảo tồn tài nguyên (INRES) trực thuộc Đại học Bonn, Đức.

Cải thiện hiệu quả sử dụng nước tưới cho cây trồng – lượng thực phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị tiêu thụ nước - có khả năng cải thiện an ninh lương thực và tính bền vững về nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học cùng hợp tác với Viện Nghiên cứu Môi trường (IonE) trực thuộc trường Đại học Minnesota và Viện Khoa học cây trồng và bảo tồn tài nguyên (INRES) trực thuộc Đại học Bonn, Đức.

 

Nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên Environmental Research Letters vào ngày 29 tháng 5.

Kate A. Brauman – tác giả chính của nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm nghiên cứu đã phân tích năng suất cây trồng, vấn đề sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước của cây trồng theo vùng khí hậu cho 16 loại cây lương thực chính: lúa mì, ngô, gạo, lúa mạch, lúa mạch đen, kê, lúa miến, đậu nành, hướng dương, khoai tây, sắn, mía, củ cải đường, dầu cọ, dầu hạt cải (canola), lạc (đậu phộng). Các loại cây trồng này chiếm 56% sản lượng cây trồng toàn cầu theo khối lượng, 65% lượng nước tiêu thụ của cây trồng, và 68% của tất cả các vùng đất trồng theo diện tích. Đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về hiệu suất sử dụng nước của nhiều loại cây trồng trên quy mô toàn cầu.

Các thay đổi về hiệu suất sử dụng nước của cây trồng ở những nơi có khí hậu tương tự có nghĩa là có rất nhiều cơ hội để cải thiện cân bằng giữa nguồn lương thực và nước. Và việc làm đó là rất có ý nghĩa. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, tại các khu vực khô có hiệu quả rất thấp để có thể làm tăng sản lượng cây lương thực hàng năm dựa vào nguồn nước tưới cho đất trồng từ nước mưa, đủ để cung cấp lương thực cho khoảng 110 triệu người mà không cần tăng lượng nước sử dụng hoặc sử dụng đất trồng bổ sung. Trên đất trồng được tưới tiêu, lượng nước tiêu thụ có thể giảm xuống ngưỡng đủ để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt hàng năm của gần 1,4 tỷ người trong khi vẫn duy trì được lượng dành cho sản xuất hiện tại.

Bởi trồng trọt sử dụng nhiều nước ngọt hơn bất kỳ hoạt động nào khác của con người trên hành tinh này, nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về căng thẳng nước và an ninh lương thực, Brauman cho biết.

Chẳng hạn như, nếu hiệu suất sử dụng nước của cây trồng tại các khu vực có lượng mưa hạn chế được tăng 20% về lượng nước, đặc biệt là đối với các loại cây trồng và khí hậu cụ thể, thì sản xuất lương thực từ nguồn cung nước mưa ở châu Phi có thể tăng hơn 10% mà không cần phải khai thác đất trồng bổ sung. Những cải tiến tương tự về hiệu suất sử dụng nước của cây trồng trên đất được tưới tiêu có thể làm giảm tổng lượng tiêu thụ nước 8-15% trong khu vực có lượng mưa hạn chế của châu Phi, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ.

Bởi vì nghiên cứu này được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, nó có thể xác định được các vị trí tiềm năng cho việc can thiệp, các cây trồng cần phải chú ý đến, và cơ hội cho những cải tiến lớn nhất trong quản lý nước cho cây trồng. Các giải pháp cụ thể để cải thiện lượng nước tưới cho cây trồng sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí và vùng khí hậu.
 
M.T. - Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1459

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD