Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33467219
Cải thiện phương pháp áp dụng công nghệ của các công ty trong vận chuyển rau quả tươi sống

Nghiên cứu do trường Đại học Florida dẫn dắt đã phát triển một hệ thống theo dõi có thể thay đổi cách thức các công ty vận chuyển trái cây và rau quả tươi, giúp họ hiểu rõ sản phẩm nào gần hết hạn và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sẵn có tươi ngon nhất.

Nghiên cứu do trường Đại học Florida dẫn dắt đã phát triển một hệ thống theo dõi có thể thay đổi cách thức các công ty vận chuyển trái cây và rau quả tươi, giúp họ hiểu rõ sản phẩm nào gần hết hạn và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sẵn có tươi ngon nhất.

 

Jeffrey Brecht - giám đốc Trung tâm Phân phối và Bán lẻ thực phẩm trực thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của trường Đại học Florida cho biết, dâu tây được nghiên cứu kể từ khi bắt đầu thu hoạch từ các cánh đồng ở Florida và California để giao đến các cửa hàng ở bang Illinois, Washington, Alabama và Nam Carolina.

Các nhà nghiên cứu đã đặt hai thiết bị nhận dạng tần số radio (RFID) vào mỗi khay dâu tây khi chúng được hái. Các thiết bị cho phép họ theo dõi nhiệt độ của dâu tây từ cánh đồng, thông qua làm lạnh sơ bộ và đưa vào xe tải (có thể chứa 28 khay), đến các trung tâm phân phối và sau đó đến cửa hàng.

Lý thuyết của họ là nếu bạn biết chất lượng và nhiệt độ của sản phẩm mà nó đã tiếp xúc, bạn sẽ biết được sản phẩm nào phải chuyển đến cho các cửa hàng trước.

Họ đặc biệt nghiên cứu lý thuyết về "nhập trước-xuất trước", được gọi là FIFO trong ngành công nghiệp phân phối thực phẩm. Và họ phát hiện ra rằng "nhập trước-xuất trước", hoặc FEFO, là cách tốt hơn để phân phối các loại trái cây và rau quả mềm.

Các công ty thường chỉ đo nhiệt độ của toàn bộ xe tải vận chuyển. Nhưng Brecht giải thích rằng nhiệt độ của các khay hàng có thể khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào thời gian nào trong ngày quả được hái và cả vị trí của chúng trên xe tải vận chuyển. Dâu tây được hái trong điều kiện mát mẻ vào buổi sáng và được đặt trên một ô tô có khoang lạnh sẽ tươi lâu hơn so với dâu tây được hái trong cái nóng của buổi chiều.

Brecht cho biết trong điều kiện hoàn hảo, dâu tây có thể duy trì một chất lượng tốt, dựa trên phạm vi chấp nhận được là đến14 ngày. Ở mức dưới điều kiện hoàn hảo, chủ yếu là do sự thiếu kiểm soát nhiệt độ, vòng đời của quả mọng sau thu hoạch sẽ giảm đáng kể. Có thể mất đến bốn ngày để đi từ cánh đồng đến cửa hàng, nhưng đó sẽ là một chuyến đi xuyên quốc gia, chẳng hạn như từ California đến Nam Carolina.

Duy trì được chất lượng tốt sẽ giúp người tiêu dùng mua những gì là tươi ngon nhất và giảm lãng phí thực phẩm.

"Nếu bạn nâng cao hiệu quả xử lý sau thu hoạch, bạn có thể giảm lãng phí và thất thoát, đồng thời cải thiện được tính bền vững", Brecht nói.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1069

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD