Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33468385
Cần xây dựng thương hiệu gạo quốc gia trước khi quá muộn

“Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, cần phải làm ngay trước khi quá muộn” là lời cảnh báo được ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đưa ra tại hội thảo “Tương lai cho ngành lúa gạo Việt Nam” diễn ra tại Cần Thơ ngày 11/12. Hội thảo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp với Thời Báo Kinh tế Việt Nam và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức.

“Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, cần phải làm ngay trước khi quá muộn” là lời cảnh báo được ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đưa ra tại hội thảo “Tương lai cho ngành lúa gạo Việt Nam” diễn ra tại Cần Thơ ngày 11/12.

Hội thảo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp với Thời Báo Kinh tế Việt Nam và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức.

 

 

Ảnh minh họa (Nguồn: VOV)  


Tại hội thảo, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, hiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa gạo của cả nước. Vì vậy, kết quả sản xuất lúa gạo ở khu vực này quyết định an ninh lương thực quốc gia và duy trì vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, tuy vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước nhưng người nông dân vẫn khó khăn. Giống lúa xuất khẩu chưa được kiểm soát nên chất lượng gạo xuất khẩu chưa ổn định, thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.

Ông Dương Quốc Xuân cho rằng, mặc dù Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng giá trị đạt thấp bởi sản phẩm gạo chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu sự chú trọng đầu tư, nhiều địa phương chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. Thời gian tới, bên cạnh việc tổ chức quy hoạch sản xuất lúa gạo trên quy mô vùng, việc tập trung xây dựng thương hiệu gạo quốc gia cần tiến hành để gạo Việt Nam có thể dẫn dắt thị trường gạo thế giới. "Tiến trình này cần tỉ mỉ và bền bỉ trong nhiều năm tới" - ông Xuân nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ông Đào Anh Dũng cũng cho rằng, đời sống của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa cải thiện nhiều bởi giá trị sản xuất lúa gạo còn thấp. Do vậy, vấn đề tăng năng suất, chất lượng gạo đặc biệt xây dựng thương hiệu gạo quốc gia để tăng sức cạnh tranh là cần thiết.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sản xuất lúa gạo trong nước hiện thiếu tính bền vững. Nhiều quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh tuy được chuyển giao đến bà con, nhưng chưa phát huy hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, điệp khúc “được mùa, rớt giá” vẫn diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống người trồng lúa.

Theo Tiến sỹ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, tuy là vùng sản xuất lúa gạo chính của cả nước nhưng nông dân trồng lúa lại là người nghèo nhất và gặp nhiều khó khăn nhất. Vùng còn thiếu các giống lúa năng suất và chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh. Nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do sâu bệnh, thiên tai; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất còn nhiều, gây lãng phí. Hệ thống kho bảo quản, chế biến lương thực còn nhiều bất cập, tổn thất khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa rất cao. Hệ thống chế biến xay xát chưa đồng bộ và công nghệ đa số còn ở mức thấp; thiếu liên kết vùng, vai trò liên kết “4 nhà” hạn chế…

Trước thực tế đó, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh nêu ý kiến, giải pháp phát triển thị trường lúa gạo là biện pháp lâu dài để kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân và gia tăng lợi nhuận. Nhóm giải pháp này gồm 3 hợp phần chính gồm: nghiên cứu chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo; xây dựng thương hiệu lúa gạo; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cũng cho rằng, trong sản xuất lúa gạo cũng cần chú trọng ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu toàn cầu…/.

 Thanh Sang - TTXVN.

 

 

Trở lại      In      Số lần xem: 937

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD