Cây đay - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu đay sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười | ||||
Hội thảo khoa học “Cây đay - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu đay sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười” tập trung đề cập đến kết quả nghiên cứu khoa học cũng như những ứng dụng thành công vào thực tiễn sản xuất đay theo hướng thâm canh. Với năng suất đay thực tế đều đạt trên 40 tấn/ha, có hộ trên 60 tấn/ha, lợi nhuận ở hộ nông dân cao có thể tới 15-20 triệu đồng/ha đã mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển vùng đay nguyên liệu ở Đồng Tháp Mười.
|
||||
Nguyễn Viết Cường, Trần Thị Hồng Thắm
Ngày 12 tháng 9 năm 2012 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười phối hợp với UBND huyện Thạnh Hóa và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thạnh Hóa, tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Cây đay - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu đay sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười”, thuộc đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác đay phục vụ cho vùng nguyên liệu sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười”.
Hội thảo có sự tham dự của Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học & Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông Long An, Tổng Cty giấy Việt Nam, Cty bột giấy Phương Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, UBND huyện Thạnh Hóa, các ban ngành của 2 huyện Thạnh Hóa, Mộc Hóa, lãnh đạo các xã Tân Hiệp, Thạnh Phú, Thạnh Phước, Thủy Tây và một số nông dân đã cộng tác thực hiện mô hình Hội thảo đã tập trung đề cập đến kết quả nghiên cứu khoa học cũng như những thành công ứng dụng vào thực tiễn sản xuất đay theo hướng thâm canh. Với năng suất đay thực tế đều đạt trên 40 tấn/ha, có hộ trên 60 tấn/ha, lợi nhuận ở hộ nông dân cao có thể tới 15-20 triệu đồng/ha đã mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển vùng đay nguyên liệu ở Đồng Tháp Mười trong thời gian tới. Trong khi đó, năng suất trung bình trước đây chỉ đạt từ 30-35 tấn /ha, lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã đánh giá về kết quả khoa học, thực tiễn sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm và những ý kiến đề xuất với mục tiêu chung là phát triển được vùng nguyên liệu đay bền vững. Hội thảo cũng đã được các cấp lãnh đão địa phương, nhất là Huyện ủy và UBND huyện Thạnh Hóa, Nông dân tham dự đánh giá cao về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của công trình nghiên cứu mà đề tài đã mang lại.
Bên cạnh đó Hội thảo cũng tiếp tục đề xuất một số ý kiến cho phát triển vùng đay nguyên liệu, cụ thể như sau: - Nghiên cứu bổ sung một số yếu tố kỹ thuật để hoàn thiện quy trình + Dạng phân lân bón cho đay để nâng cao pH và giảm độc độc sắt, nhôm; + Sâu bệnh hại và những biện pháp phòng trừ; + Phục tráng, nâng cao chất lượng nguồn giống đay Cách lá xẻ thùy của Việt nam. Nghiên cứu giống đay mới nhập nội. - Nghiên cứu cơ giới hóa như máy gieo hạt, máy thu hoạch đay, máy cắt thân, máy sấy để thực hiện công đoạn sơ chế và bảo quản tại cộng đồng. - Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật thâm canh đay cho nông dân. - Bên cạnh những giải pháp về kỹ thuật, cũng rất cần những giải pháp về tổ chức, cơ chế chính sách hỗ trợ. + Hỗ trợ về vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, từ Cty bột giấy Phương Nam; + Liên kết hợp tác thông qua các tổ, nhóm, hoặc hợp tác xã (nếu có) để thuận lợi trong các hoạt động chuyển giao, tiêu thụ sản phẩm; + Tạo sự liên kết hợp tác giữa nông dân và Cty theo nguyên tắc “liên kết chuỗi” trong hệ thống sản xuất. - Kết hợp việc đầu tư hoàn chỉnh các đê bao lững chủ động kiểm soát lũ, để gieo sạ đay đúng thời vụ từ khoảng 10/3 đến 10/4. |
||||
Trở lại In Số lần xem: 4017 | ||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|