Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33360516
Cây trồng xen làm tăng độ ẩm đất hữu dụng trong hệ thống nông lâm kết hợp với cây cao su

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Agriculture, Ecosystems & Environment, các nhà nghiên cứu từ Vườn thực vật nhiệt đới Xishuangbanna (XTBG) đã nghiên cứu động lực hút nước và tương tác nước qua lại với nhau giữa ba loài cây đối với ba loại biện pháp nông lâm kết hợp dựa trên cây cao su ở Xishuangbanna, sử dụng cây trồng xen là riềng (Alpinia officinarum), trà (Camellia sinensis) và ca cao (Theobroma cacao).

 

Sơ đồ minh họa nguồn nước của cây cao su và các cây trồng xen trong mùa khô và mùa mưa. Ảnh: YANG Bin.

 

Các hệ thống nông lâm kết hợp với cây cao su đã được phát triển ở Đông Nam Á vì lợi ích kinh tế và sinh thái. Tuy nhiên, đặc điểm tiêu thụ nước của các biện pháp nông lâm kết hợp khác nhau vẫn chưa rõ ràng ở khu vực này.

 

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Agriculture, Ecosystems & Environment, các nhà nghiên cứu từ Vườn thực vật nhiệt đới Xishuangbanna (XTBG) đã nghiên cứu động lực hút nước và tương tác nước qua lại với nhau giữa ba loài cây đối với ba loại biện pháp nông lâm kết hợp dựa trên cây cao su ở Xishuangbanna, sử dụng cây trồng xen là riềng (Alpinia officinarum), trà (Camellia sinensis) và ca cao (Theobroma cacao).

 

Các nhà nghiên cứu đã điều tra các đồng vị bền vững (δD và δ18O), mật độ chiều dài rễ và hàm lượng nước trong đất (SWC) của ba biện pháp nông lâm kết hợp và biện pháp canh tác độc canh cao su trong một năm (2017/2018).

 

Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy sự cạnh tranh giữa các loài cây khác nhau xuất hiện giữa các cây cao su và các cây trồng xen trong cả mùa khô (tháng 11-4) và mùa mưa (tháng 5-10). Vào mùa khô, cây cao su có thể hấp thụ nước trong đất nông hơn, nơi có cây trồng xen. Điều này chỉ ra rằng các cây trồng xen làm tăng độ ẩm đất hữu dụng vào thời điểm đó.

 

Họ cũng quan sát sự cạnh tranh nước giữa cây cao su và các cây trồng xen trong cao điểm mùa mưa, thời gian cây cao su vẫn cạnh tranh nguồn nước nông với các cây trồng xen.

 

Trồng xen làm tăng lượng nước hữu dụng trong đất, làm cho cây cao su hút được nhiều nước nông hơn (9,4-24,3%). Các hệ thống canh tác tác động thuận lợi lớn nhất là hệ thống cao su-riềng, tiếp theo là hệ thống cao su-chèhệ thống cao su-ca cao.

 

Giáo sư LIU Wenjie, nghiên cứu viên chính của công trình cho biết Phát hiện của chúng tôi khuyến khích sự phát triển của các biện pháp nông lâm kết hợp dựa trên cây cao su ở Đông Nam Á, nhằm cải thiện quản lý nước trong đất và tối đa hóa năng suất mủ”.

 

Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 717

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD