Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33323681
Chế độ ăn của gia cầm tốt hơn sẽ làm giảm lượng phát thải amoniac

Phát thải amoniac ở các trang trại chăn nuôi gia cầm có thể giảm đến 50% thông qua các chiến lược về dinh dưỡng hướng tới giảm nitơ trong phân và ngăn ngừa amoniac không bị đào thải vào môi trường. Việc xây dựng chế độ ăn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về axit amin của gia cầm và việc bổ sung chất xơ là chìa khóa. Bài viết của Salah Esmail trên WorldPoultry.net cho rằng phân gia cầm và các hợp chất đạm của nó có thể là một chất gây ô nhiễm tiềm ẩn gây ra hiện tượng phú dưỡng, nhiễm nitrat hoặc nitrit trong nước, hiện tượng bay hơi amoniac và lắng đọng axit trong không khí.

Phát thải amoniac ở các trang trại chăn nuôi gia cầm có thể giảm đến 50% thông qua các chiến lược về dinh dưỡng hướng tới giảm nitơ trong phân và ngăn ngừa amoniac không bị đào thải vào môi trường.

 

Việc xây dựng chế độ ăn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về axit amin của gia cầm và việc bổ sung chất xơ là chìa khóa.
 
Bài viết của Salah Esmail trên WorldPoultry.net cho rằng phân gia cầm và các hợp chất đạm của nó có thể là một chất gây ô nhiễm tiềm ẩn gây ra hiện tượng phú dưỡng, nhiễm nitrat hoặc nitrit trong nước, hiện tượng bay hơi amoniac và lắng đọng axit trong không khí. Do đó, làm giảm bài tiết nitơ và khí thải trong phân gia cầm thông qua các chiến lược dinh dưỡng là rất quan trọng để duy trì một môi trường sạch sẽ.
 
Giảm lượng đạm (-2%) trong chế độ ăn cho gia cầm có thể làm giảm bài tiết nitơ với khoảng 24% sụt giảm trong phát thải khí amoniac. Tuy nhiên, giảm thêm hàm lượng prôtêin trong chế độ ăn đòi hỏi vẫn phải có đầy đủ tất cả các axit amin thiết yếu, tốt nhất là ở dạng tinh thể, với một sự cân bằng các axit amin để được xem xét.
 
Chất xơ cũng rất quan trọng để làm giảm lượng phát thải amoniac. Một nghiên cứu xem xét hiệu quả về khí thải amoniac của việc đưa vào chế độ ăn đa dạng các thành phần chất xơ cho gà đẻ trứng, cho thấy rằng trong tất cả các trường hợp, các thành phần chất xơ luôn dẫn đầu trong việc giảm phát thải amoniac từ phân của gà đẻ trứng.
 
Ngoài ra, việc chế biến thức ăn cũng có ảnh hưởng đến lượng amoniac được phát thải ra, dựa vào sự cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn. Chẳng hạn như, nghiền nhỏ thức ăn sẽ làm tăng diện tích bề mặt hạt ngũ cốc, cho phép các enzyme tiêu hóa phân hủy thức ăn dễ dàng hơn và giúp tăng cường tận dụng được các chất dinh dưỡng. Giảm kích thước hạt thức ăn từ 1.000 đến 600 micron sẽ làm tăng 5% -12% tiêu hóa chất khô và nitơ đồng thời làm giảm 20% -24% lượng nitơ trong phân. Tuy nhiên, nên tránh nghiền quá kỹ vì nó sẽ gây ra các vấn đề về nhu động ruột và vấn đề sức khỏe.
 
K.P. - Mard, theo Allaboutfeed.
Trở lại      In      Số lần xem: 911

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD