Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  40
 Số lượt truy cập :  33363789
Chế độ ăn uống toàn cầu và phương pháp canh tác phải thay đổi vì lợi ích của môi trường

Một nghiên cứu mới cho biết việc giảm tiêu thụ thịt và sử dụng các phương pháp canh tác hiệu quả hơn trên toàn cầu là cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại cho môi trường. Nghiên cứu từ Đại học Minnesota cũng nhận thấy rằng sự gia tăng tính bền vững của nông nghiệp trong tương lai có thể do sự thay đổi chế độ ăn uống và tăng tính hiệu quả hơn là thay đổi giữa các hệ thống sản xuất thực phẩm.

Một nghiên cứu mới cho biết việc giảm tiêu thụ thịt và sử dụng các phương pháp canh tác hiệu quả hơn trên toàn cầu là cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại cho môi trường.

 

Nghiên cứu từ Đại học Minnesota cũng nhận thấy rằng sự gia tăng tính bền vững của nông nghiệp trong tương lai có thể do sự thay đổi chế độ ăn uống và tăng tính hiệu quả hơn là thay đổi giữa các hệ thống sản xuất thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 740 hệ thống sản xuất của hơn 90 loại thực phẩm khác nhau, để hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn, tập quán sản xuất nông nghiệp và sự xuống cấp của môi trường. Kết quả nghiên cứu của họ đã được đăng tải trên tạp chí Environmental Research Letters.

Tác giả chính của nghiên cứu Tiến sĩ Michael Clark cho biết: “Nếu chúng ta muốn giảm tác động môi trường của nông nghiệp, nhưng vẫn cung cấp nguồn lương thực an toàn cho một dân số toàn cầu đang tăng lên, điều cần thiết là phải hiểu những mối liên hệ này như thế nào”.

Thông qua việc sử dụng các bản đánh giá chu kỳ của cuộc sống - chi tiết về tác động đầu vào, đầu ra và tác động môi trường của một hệ thống sản xuất thực phẩm - các nhà nghiên cứu đã phân tích các tác động môi trường của các hệ thống sản xuất thực phẩm khác nhau (ví dụ như truyền thống so với hữu cơ, ngũ cốc so với bò thịt, khai thác thủy sản có sử dụng lưới kéo và không sử dụng lưới kéo, trồng cây trong nhà kính và sản xuất ngoài đồng ruộng), các hiệu quả đầu vào nông nghiệp khác nhau (như thức ăn chăn nuôi và phân bón), và các loại thực phẩm khác nhau.

Các tác động mà họ nghiên cứu bao gồm mức độ sử dụng đất, phát thải khí nhà kính (GHGs), sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sự suy giảm dinh dưỡng và tiềm năng axit hóa.

Tiến sĩ Clark cho biết: “Mặc dù các hệ thống hữu cơ sử dụng năng lượng ít hơn, các hệ thống này sử dụng đất nhiều hơn, không đem lại lợi ích gì cho việc giảm GHG, và có xu hướng suy giảm chất dinh dưỡng và tiềm năng axit hóa cao hơn trên một đơn vị lương thực thực phẩm được sản xuất ra. Trong khi đó, bò thịt ăn cỏ có xu hướng đòi hỏi nhiều đất hơn và phát ra nhiều GHG hơn là bò thịt ăn ngũ cốc”.

Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng những phát hiện này không ngụ ý phương pháp sản xuất truyền thống là bền vững. Thay vào đó, họ cho rằng việc kết hợp các lợi ích của các hệ thống sản xuất khác nhau sẽ dẫn đến một hệ thống nông nghiệp bền vững hơn.

Tiến sĩ Clark nói: “Thật thú vị, chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc chuyển đổi từ các loại thịt gia súc như thịt bò - có tác động lớn hơn 3 đến 10 lần so với các loại thực phẩm từ động vật khác, những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tương tự như thịt lợn, gia cầm hoặc cá sẽ có những lợi ích đáng kể cả về môi trường và sức khoẻ con người. Những thay đổi về khẩu phần ăn, chẳng hạn như việc thực hiện trên toàn cầu các chế độ ăn ít thịt hoặc ăn chay, sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho sự bền vững của môi trường và sức khoẻ con người”.

Đồng tác giả nghiên cứu Giáo sư David Tilman nói: “Điều cần thiết là chúng ta hành động thông qua chính sách và giáo dục để tăng cường sự chấp nhận của công chúng đối với thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và tác động thấp đến môi trường cũng như việc áp dụng các hệ thống sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao”.

Việc thiếu hành động sẽ dẫn tới những tác động về môi trường tăng lên bao gồm việc thu hồi 200-1000 triệu héc-ta đất để sử dụng cho nông nghiệp, tăng gấp ba lần lượng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng phát thải khí nhà kính lên 80% và sự gia tăng nhanh chóng các bệnh liên quan đến ăn uống như béo phì và tiểu đường.

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo Phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 694

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD