Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33362015
Chỉ số IF và số trích dẫn là những tiêu chí cần được xét đến
Mặc dù có một số khả năng ngoại lệ hi hữu như đã đề cập, nhưng về cơ bản việc đánh giá chất lượng bài viết căn cứ trên IF của tạp chí là điều khá hợp lý. Đối với một bài báo công bố trên tạp chí quốc tế ISI, chúng ta có bốn khả năng sau đây:

 

Mặc dù có một số khả năng ngoại lệ hi hữu như đã đề cập, nhưng về cơ bản việc đánh giá chất lượng bài viết căn cứ trên IF của tạp chí là điều khá hợp lý.
 
Đối với một bài báo công bố trên tạp chí quốc tế ISI, chúng ta có bốn khả năng sau đây:

1.  Bài báo công bố trên tạp chí có IF rất cao và được trích dẫn nhiều.

2.  Bài báo công bố trên tạp chí có IF rất cao, nhưng ít được trích dẫn.

3.  Bài báo công bố trên tạp chí có IF không cao nhưng được trích dẫn nhiều.

4. Bài báo đăng trên tạp chí có IF nhỏ và được trích dẫn ít.

(IF là tỉ lệ của tổng các trích dẫn trong các tạp chí ISI với tổng số bài của tạp chí đó.)

Ở đây, loại bài báo thứ nhất là quá tốt và không phải bàn cãi. Với các bài báo loại thứ hai, có thể đó cũng là bài báo có kết quả là tốt, nhưng ít được trích dẫn vì nhiều lý do như lĩnh vực nghiên cứu không có nhiều người làm và quan tâm,… Nhưng ngược lại cũng không loại trừ khả năng đó là bài báo có nội dung không xuất sắc, nhưng phản biện sơ xuất cho đăng vì thấy tác giả là người nghiên cứu nhiều kinh nghiệm.

Còn với loại bài thứ ba, thường thì đó là bài báo có chất lượng, nhưng không được đăng trên tạp chí có IF cao vì tên tuổi tác giả chưa mấy người biết đến, và ý tưởng của bài báo còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng những trường hợp như vậy là không nhiều, và những ý tưởng khoa học hay phải dựa trên nền khoa học cơ sở vững chắc để đảm bảo tính khả thi – ở Việt Nam, không ít các nhà tự học đã đưa ra những ý tưởng khoa học điên rồ, làm mất khá nhiều công sức của các cơ quan khoa học Việt Nam (bản thân người viết bài này cũng có lần được đọc ý tưởng xây nhà chống bão bằng cách cho ngôi nhà có thể tự quay!!).

Cuối cùng là loại bài thứ tư, vừa không được đăng trên tạp chí có chỉ số IF cao, vừa ít được trích dẫn. Trong số này vẫn có thể có khả năng hi hữu đó là các công trình khoa học hay, bởi có ý kiến cho rằng có thể đương thời mọi người chưa hiểu hết giá trị của công trình và phải đến mấy chục năm sau ý tưởng đó mới được sử dụng.  Điều này hoàn toàn có thể, nhưng phải nhấn mạnh rằng, với việc phân nhánh sâu sắc của khoa học hiện nay thì điều nói trên là hầu như không còn, và theo quan điểm của người viết bài này các công trình khoa học hay thì thường được trích dẫn nhiều.

Như vậy, có thể nói rằng trong đa số các trường hợp, chỉ số IF của tạp chí càng cao thì bài viết đăng trên đó càng có giá trị. Mặc dù có một số khả năng ngoại lệ hi hữu như đã đề cập, nhưng về cơ bản việc đánh giá chất lượng bài viết căn cứ trên IF của tạp chí là điều khá hợp lý. Trong ngành vật lý năng lượng cao của tác giả tạp chí với IF < 0,5 khác một trời một vực với tạp chí lớn hơn 4 – qua đó chúng ta cũng thấy rằng không thể đánh đồng chất lượng các tạp chí SCI/ISI, vì tùy theo IF cao hay thấp mà đó là thượng vàng hay hạ cám.

Nhưng phải lưu ý là: IF các ngành có thể rất khác nhau. Với những ngành ít biến động như Toán, các tạp chí sẽ có IF thấp hơn so với những ngành mà quan điểm có thể thay đổi hằng năm như Y học, Thiên văn học và Vật lý năng lượng cao.

Tuy nhiên trong từng ngành các chuyên gia đều có thể kể ra những tạp chí uy tín hàng đầu. Đăng được một bài trong các tạp chí uy tín phải tốn rất nhiều công sức và đối với một số người là ngưỡng khó có thể vượt qua. Một số ý kiến cho rằng việc đánh giá chất lượng công trình do Quỹ NAFOSTED tài trợ ở mỗi ngành nên tính theo mức chỉ số IF của tạp chí ở cấp trung bình của ngành đó, quy thành một đơn vị bài báo và tổng bài báo đăng ký sẽ tương đương với tổng số IF mà các công bố của ứng viên phải đạt được. Ví dụ: Nếu một ứng viên đăng ký 2 bài ISI, lấy bài báo trung bình của ngành có IF = 1, vậy ứng viên phải có tổng IF =2. Kết quả là: Nếu đề tài công bố 1 bài có IF=2 hoặc 4 bài có IF=0,5 sẽ đều được tính là hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Cách tính này sẽ giúp năng cao các công trình khoa học mà không chạy theo số lượng các công bố như hiện nay.

Hiện nay, qua giai đoạn đầu của Quỹ NAFOSTED, chúng ta tạm chấp nhận việc đặt chỉ tiêu nghiệm thu các đề tài theo số lượng công bố trên các tạp chí ISI, nhằm tăng các công bố khoa học quốc tế, và cũng để cho các tác giả quen dần với việc đăng bài trên các tạp chí quốc tế. Nhưng rõ ràng trong tương lai, chúng ta phải chú trọng năng cao chất lượng công bố khoa học, và khi đó việc tính tới IF cùng số trích dẫn sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng đề tài.

 

Hoàng Ngọc Long - Tiasang.

Trở lại      In      Số lần xem: 982

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD