Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33462241
Công nghệ SensorWeb giám sát chỉ số môi trường

Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Minh Tâm (Sở Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh), Bùi Hồng Sơn, Lê Ngọc Quốc Khánh (Cục Công nghệ thông tin, Bộ TNMT), Đặng Anh Tuấn (ĐH Bách khoa TP.HCM), Nguyễn Phi Khánh (Cty Mecoso) đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm giải pháp hệ thống mạng quan trắc tự động bằng công nghệ SensorWeb phục vụ giám sát chỉ số môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Minh Tâm (Sở Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh), Bùi Hồng Sơn, Lê Ngọc Quốc Khánh (Cục Công nghệ thông tin, Bộ TNMT), Đặng Anh Tuấn (ĐH Bách khoa TP.HCM), Nguyễn Phi Khánh (Cty Mecoso) đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm giải pháp hệ thống mạng quan trắc tự động bằng công nghệ SensorWeb phục vụ giám sát chỉ số môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Nội dung nghiên cứu xuyên suốt từ chế tạo thiết bị quan trắc với ba chỉ số (mực nước, nhiệt độ nước và độ dẫn điện) cho đến xây dựng một hệ thống thông tin quản lý dữ liệu quan trắc theo chuẩn mở OGC Sensor Web Enablement (gọi tắt là OGC SWE). Khác với những ứng dụng trong nước trước đây thường lệ thuộc vào thiết bị và các chuẩn dữ liệu kèm theo của các công ty nước ngoài, nhóm tác giả đã thiết kế và chế tạo thử nghiệm một hệ thống quan trắc hoàn chỉnh cả về phần cứng và phần mềm theo tiêu chí thiết kế mở và mã nguồn mở, tương thích với các tiêu chuẩn dữ liệu mở của cộng đồng OGC. Hệ thống đã được lắp đặt vận hành thử nghiệm tại Trà Vinh.

Hệ thống có các tính năng mạnh như: thiết bị sử dụng điện mặt trời và tiêu hao năng lượng thấp, giao tiếp trực tiếp với OGC server không cần qua trung gian; phần mềm thiết kế theo mô hình kiến trúc mở OGC, dễ dàng cho việc khai thác và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau và các nguồn dữ liệu khác nhau, tương thích với chuẩn trao đổi dữ liệu của các mạng quan trắc môi trường quốc tế.

Qua kết quả của nghiên cứu này cho thấy, chủ động nắm bắt công nghệ chế tạo thiết bị quan trắc đáp ứng chuẩn giao tiếp OGC SWE giữa thiết bị và hệ thống thông tin là hoàn toàn có thể đáp ứng được với nguồn nhân lực của Việt Nam; làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị quan trắc sẽ tận dụng được các công nghệ cảm biến của nhiều hãng khác nhau và giảm chi phí đầu tư đáng kể; kết quả nghiên cứu dựa trên chuẩn OGC SWE là một tham khảo tốt cho các nhà quản lý đưa ra các chuẩn giao tiếp trong lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi trường phù hợp với Việt Nam và xu hướng phát triển của thế giới…
 
LV - CESTI, theo Kỷ yếu HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1.
Trở lại      In      Số lần xem: 1182

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD