Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33464144
ĐBSCL cần tín dụng nông nghiệp thông thoáng hơn

Đây là nhận định được một số chuyên gia tài chính nêu lên trong Hội thảo “Vai trò của tín dụng đối với nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL” chiều 7/4, do NHNN tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Tính đến hết tháng 2/2015 dư nợ tín dụng nông nghiệp ở ĐBSCL đạt khoảng 163.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng dư nợ cho vay của vùng và chiếm 22% cho vay nông nghiệp nông thôn của cả nước.

Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL cần nguồn vốn tín dụng lớn nhưng đang gặp vướng mắc liên quan đến hạn mức vốn vay, tiêu chí thẩm định doanh nghiệp…

 

Việc đưa cơ giới vào phát triển sản xuất lúa tại vùng ĐBSCL đã có sự hỗ trợ tích cực từ chính sách đầu tư tín dụng.

Đây là nhận định được một số chuyên gia tài chính nêu lên trong Hội thảo “Vai trò của tín dụng đối với nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL” chiều 7/4, do NHNN tổ chức tại tỉnh Bến Tre.

 

Tính đến hết tháng 2/2015 dư nợ tín dụng nông nghiệp ở ĐBSCL đạt khoảng 163.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng dư nợ cho vay của vùng và chiếm 22% cho vay nông nghiệp nông thôn của cả nước. Nguồn vốn này góp phần tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn về nông sản xuất khẩu của ĐBSCL: tôm, cá tra, lúa gạo, dừa... Đồng thời đặt nền tảng cho việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trong toàn vùng theo hướng phát triển xanh, bền vững.

 

Tuy nhiên, TS Vũ Như Thăng, Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách (Bộ Tài chính), cho rằng hoạt động tín dụng cho nông nghiệp ở ĐBSCL còn có vướng mắc khi quy định của các ngân hàng thương mại chú trọng đến tính an toàn nên số lượng doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu cấp vốn chưa nhiều; mức vốn tối đa cho vay còn thấp.

 

Vì vậy, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của chính sách tín dụng nông nghiệp tại vùng ĐBSCL có thể xem xét một số giải pháp như: Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng để hạn chế bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng nông nghiệp; cần có chính sách phân loại khách hàng để có chính sách áp dụng phù hợp; xây dựng quy trình quản lý, định giá tài sản hình thành từ vốn vay trong một số trường hợp đặc thù;…

 

Hùng Minh - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 923

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD