Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  84
 Số lượt truy cập :  33842709
DỰ BÁO DỊCH HẠI TUẦN TỪ 7 – 14/1/2013

1. Các tỉnh phía Bắc

- Trên mạ, lúa: Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ, chuột, bọ trĩ, ốc bươu vàng… tiếp tục phát sinh rải rác, gây hại nhẹ.

- Cây vụ đông: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, rệp… hại nhẹ trên ngô; bệnh héo xanh, bệnh mốc sương hại tăng; sâu xanh, chuột… hại nhẹ trên cà chua, khoai tây. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

cục bvtv

 

1. Các tỉnh phía Bắc

 

- Trên mạ, lúa: Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ, chuột, bọ trĩ, ốc bươu vàng… tiếp tục phát sinh rải rác, gây hại nhẹ.

- Cây vụ đông: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, rệp… hại nhẹ trên ngô; bệnh héo xanh, bệnh mốc sương hại tăng; sâu xanh, chuột… hại nhẹ trên cà chua, khoai tây. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc sau thu hoạch, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy. Rệp xơ trắng, bọ hung, bệnh cháy lá mía tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình trên đồng ruộng. Cần theo dõi sát diễn biến và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Trên cây trồng khác: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh vàng lá, thối gốc rễ, tuyến trùng trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Cần chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các dịch hại để xử lý kịp thời, có hiệu quả.

- Tập trung chỉ đạo phát động cộng đồng diệt trừ chuột ngay trước vụ ĐX 2012 - 2013.

 

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

 

a) Trên lúa

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, sâu năn, tuyến trùng, đạo ôn lá... phát sinh gây hại nhẹ lúa ĐX cực sớm giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái. Bọ trĩ, dòi đục nõn... hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột hại nhẹ phổ biến lúa ĐX xuống giống - đẻ nhánh, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò...

- Ốc bươu vàng hại rải rác trên lúa ĐX giai đoạn mạ.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả.

- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh, gây hại sắn tích lũy bột - thu hoạch.

 

3. Các tỉnh phía Nam

 

Tiếp tục thực hiện công văn 2593/BVTV-TV, ngày 25/12/2012 của Cục trưởng Cục BVTV về việc tăng cường theo dõi và phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn trên lúa ĐX 2012-2013 tại các tỉnh Nam bộ; trong đó:

- Rầy nâu: Từ 6/1/2013, mật độ tăng ở các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng. Các tỉnh cần theo dõi chặt và hướng dẫn nông dân diệt trừ ngay những ổ rầy có mật độ rầy cao bằng các loại thuốc đặc trị.

- Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển và có thể bộc phát mạnh, nhất là trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, gieo trồng giống nhiễm. Các tỉnh cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, cụ thể: Trên ruộng có bệnh ngừng ngay phun thuốc kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá và giữ đủ nước, đồng thời phun thuốc đặc hiệu để phòng trị bệnh theo nguyên tắc 4 đúng.

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, trên những giống nhiễm và ở các vùng hàng năm thường bị bệnh gây hại có thể phun ngừa bệnh bằng các loại thuốc đặc trị khi lúa trỗ lác đác và ngay sau khi trỗ đều.

- Theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thuỷ văn để xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy đợt cuối.

Ngoài ra, cần theo dõi và phòng trừ ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá vi khuẩn và lem lép hạt giai đoạn đòng trỗ-chín. Tuyên truyền vận động nông dân hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu cuốn lá trong giai đoạn lúa đẻ nhánh.

 

KHUYẾN CÁO

 

Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Nouvo 3,6EC, Cyper 25EC, Wellof 330EC.

- Sâu đục thân phun Nurelle D25/2,5EC, Oncol 20C, phun sau khi thấy bướm rộ 5-7 ngày.

- Bọ xít phun Suco 50EC khi sâu mới xuất hiện.

- Rầy nâu phun Applaud 10WP với liều 80-100 g/bình 16 lít, phun khi rầy tuổi 1 - 3.

- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào trước và sau trổ đều.

Trên cà phê:

- Rệp sáp phun Nurelle D25/2,5EC hoặc Mospilan 3EC, phun khi rệp tuổi nhỏ.

- Bệnh khô cành sử dụng Carbenda supper 50SC, Manozeb 80WP phun khi bệnh chớm xuất hiện. Bệnh nặng phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày.

- Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều tán lá khi bệnh chớm xuất hiện. Tùy tình hình bệnh phun lại lần 2.

Trên tiêu:

-Tuyến trùng rễ sử dụng Oncol 25WP, tưới xung quanh gốc, rễ vào cuối mưa.

Theo NNVN

Trở lại      In      Số lần xem: 5554

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD