Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33363499
Đa dạng độ phân hủy kiềm và mối tương quan với cấu trúc Amylopectin ở các giống lúa địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam

Tinh bột là thành phần quan trọng quyết định phẩm chất của gạo và chiếm tới 90% trọng lượng nội nhũ. Tinh bột  được tạo thành từ hai  đại phân tử amylose và amylopectin.  Đặc tính lý hoá của tinh bột nội nhũ chịu  ảnh hưởng của tỷ lệ giữa amylose và amylopectin và cấu trúc hạt tinh bột. Độ phân hủy của hạt gạo trong dung dịch kiềm được xem như một chỉ tiêu  để  đánh giá nhiệt  độ hoá hồ.

Tinh bột là thành phần quan trọng quyết định phẩm chất của gạo và chiếm tới 90% trọng lượng nội nhũ. Tinh bột  được tạo thành từ hai  đại phân tử amylose và amylopectin.  Đặc tính lý hoá của tinh bột nội nhũ chịu  ảnh hưởng của tỷ lệ giữa amylose và amylopectin và cấu trúc hạt tinh bột.

 

Độ phân hủy của hạt gạo trong dung dịch kiềm được xem như một chỉ tiêu  để  đánh giá nhiệt  độ hoá hồ. Gạo có độ phân hủy kiềm cao sẽ có nhiệt độ hóa hồ thấp, cơm mềm, nấu nhanh chín hơn gạo có nhiệt độ hóa hồ cao. Amylopectin là thành phần chính của tinh bột nội nhũ, bao gồm các chuỗi  α1 - 4 glucô và phân nhánh bởi α1 - 6 glucô. Cấu trúc của amylopectin quyết định phẩm chất gạo và sự phân hủy của tinh bột nội nhũ trong dung dịch kiềm.

 

Trong bài viết này trình bày đa dạng độ phân hủy kiềm và mối tương quan giữa  độ phân hủy kiềm và cấu trúc của amylopectin được tiến hành nghiên cứu  ở các giống lúa  địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam.

 

Kết luận:

 

- Các giống lúa  địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam có  đa dạng  độ phân hủy kiềm cao và biểu hiện  ở cả 3 mức là thấp, trung bình và cao. Trong số 185 giống, 42 giống (chiếm 23%) có độ phân hủy kiềm thấp, 77 giống (chiếm 42%) có  độ phân hủy kiềm trung bình và 52 giống (chiếm 28%) có độ phân huỷ kiềm cao.

 

-  Độ phân hủy kiềm giữa hai nhóm lúa nếp và lúa tẻ là khác nhau.  Ở nhóm lúa tẻ, phần lớn các giống (42%) có độ phân hủy kiềm thấp, trong khi ở nhóm lúa nếp phần lớn các giống (54%) có độ phân hủy kiềm trung bình.

 

- Tỷ lệ chuỗi ngắn A (DP  ≤12), chuỗi B1 (13 ≤DP ≤24) của amylopectin các giống lúa địa phương với  độ phân hủy kiềm khác nhau là khác nhau và có sự khác biệt lớn so với tỷ lệ chuỗi A và B1 amylopetin của IR36. Các giống có  độ phân hủy kiềm trung bình và cao có tỷ lệ chuỗi A lớn hơn trong khi tỷ lệ chuỗi B1 giảm đáng kể so với amylopectin của IR36. Kết quả trên cho thấy có sự tương quan giữa tỷ lệ chuỗi ngắn với DP < 19 của phân tử amylopectin với độ phân hủy kiềm.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm.

Trở lại      In      Số lần xem: 1076

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD