Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  56
 Số lượt truy cập :  34093178
Đánh giá giống lúa bản địa của Việt Nam thông qua chỉ thị SSRs và các tính trạng hình thái học

Thông tin về đa dạng di truyền của những giống lúa địa phương làm vật liệu bố mẹ trong các tổ hợp lai vô cùng cần thiết để đạt được mục tiêu chọn tạo giống lúa. Chọn 100 mẫu giống lúa bản địa đã được xác định trong ngân hàng gen của Viện Lúa ĐBSCL, Việt Nam, chúng được trồng và ly trích DNA để nghiên cứu đa dạng di truyền thông qua chỉ thị SSRs. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền với 55 chỉ thị biểu hiện đa hình mạnh mẽ trong 100 mẫu giống lúa này.

NGUYỄN THI LANG*, BÙI PHƯỚC TÂM, NGUYỄN VĂN HIẾU, CHÂU THANH NHÃ, ABDELBAGI ISMAIL, RUSSELL REINKE và BÙI CHÍ BỬU

  

*Tác giả chính để liên hệ email: ntlang@hcm.vnn.vn 

 

TÓM TẮT

 

Thông tin về đa dạng di truyền của những giống lúa địa phương làm vật liệu bố mẹ trong các tổ hợp lai vô cùng cần thiết để đạt được mục tiêu chọn tạo giống lúa. Chọn 100 mẫu giống lúa bản địa đã được xác định trong ngân hàng gen của Viện Lúa ĐBSCL, Việt Nam, chúng được trồng và ly trích DNA để nghiên cứu đa dạng di truyền thông qua chỉ thị SSRs. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền với 55 chỉ thị biểu hiện đa hình mạnh mẽ trong 100 mẫu giống lúa này. Kết quả phân ra bốn nhóm di truyền khác biệt nhau trên cơ sở chỉ số đa dạng là 0,60. Một vài mẫu giống tuy trùng tên nhưng định vị tại các nhóm di truyền hoàn toàn khác nhau theo phân tích ở mức độ phân tử với kết quả biến dị truyền truyền lớn. Bên cạnh đó, những tính trạng nông học quan trọng như tính trạng vào chắc của hạt, thông qua tỷ lệ hạt chắc (biến thiên 80,30%-94,38%), tỷ lệ hạt lép (biến thiên 5,63%-60,02%). Đây là những tính trạng biểu hiện ổn định nhất, phản ánh kiểu gen của từng mẫu giống bản địa thông qua chỉ số biến thiên của chúng (coefficients of variability). Giá trị cao nhất của tỷ lệ hạt lép phản ánh đây là tính trạng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường và kỹ thuật canh tác của nông dân. Tương tự, tính trạng chiều cao cây biến thiên từ 78,75 đến 139,75 cm. Trong đó, năng suất hạt biến thiên cao nhất (3,10–105,16 g/ khóm lúa) và mức độ sống sót khi xử lý stress mặn là 21-30 ngày (4dS/m) hoàn toàn cung cấp cho các nhà chọn giống nhiều triển vọng trong cải tiến giống lúa. Đây là một trong những mục tiêu của chọn tạo giống lúa cải tiến. Trên cơ sở kết quả tính trạng nông học quan trọng, ANOVA phản ánh các mức độ khác biệt có ý nghĩa về thống kê trong 100 giống lúa bản địa này. Chỉ số đa dạng chuẩn theo Shannon-Weaver đối với các tính trạng số lượng ấy biến động trong quãng 0,68 – 0,95 với giá trị trung bình H’ = 0,79. Phân tích xếp nhóm theo UPGMA đối với 100 giống lúa địa phương này cho ra 3 nhóm di truyền khác nhau theo hình thái học.

 

Xem bản gốc tiếng ANH đính kèm - SABRAO Journal of Breeding and Genetics; July 2014; 46 (1): 1-20

http://www.sabrao.org

Hình 1. Xếp nhóm 100 mẫu giống lúa bản địa trên cơ sở khoảng cách di truyền thông qua 55 microsatellite markers

Trở lại      In      Số lần xem: 1186

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD