Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33357069
Đánh giá hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng kỹ thuật 1P5G và 3G3T trên ruộng lúa 3 vụ ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu đo đạc và đánh giá phát thải khí nhà kính (KNK) tại các mô hình canh tác lúa bền vững theo các kỹ thuật 1 phải 5 giảm (1P5G) và 3 giảm 3 tăng (3G3T) được thực hiện trên đất canh tác 3 vụ lúa tại 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình canh tác 1P5G và 3G3T đã cắt giảm hiệu quả phát thải KNK so với canh tác theo truyền thống của người dân. Mô hình 1P5G có hiệu quả cắt giảm phát thải KNK cao hơn so với mô hình 3G3T.

Bùi Thị Phương Loan(1*), Đinh Quang Hiếu(1), Đặng Anh Minh(1), Cao Hương Giang(1), Lục Thị Thanh Thêm(1), Đặng Minh Cường(2)

TÓM TẮT

Nghiên cứu đo đạc và đánh giá phát thải khí nhà kính (KNK) tại các mô hình canh tác lúa bền vững theo các kỹ thuật 1 phải 5 giảm (1P5G) và 3 giảm 3 tăng (3G3T) được thực hiện trên đất canh tác 3 vụ lúa tại 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình canh tác 1P5G và 3G3T đã cắt giảm hiệu quả phát thải KNK so với canh tác theo truyền thống của người dân. Mô hình 1P5G có hiệu quả cắt giảm phát thải KNK cao hơn so với mô hình 3G3T. Cụ thể, mức phát thải trung bình tại các mô hình 1P5G là 11,4 tấn CO2tđ/ha/năm và tại các mô hình 3G3T là 11,8 tấn CO2tđ/ha/năm, đã cắt giảm được lần lượt 23,3% và 20,8% tổng lượng phát thải KNK cả năm so với canh tác theo truyền thống của người dân. Khi áp dụng các kỹ thuật 1P5G và 3G3T, người dân đã tăng cường thực hiện quản lý nước Uớt - Khô xen kẽ (AWD), giảm lượng phân bón và giống sử dụng một cách khoa học. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả giảm phát thải KNK từ các mô hình 1P5G và 3G3T.

 

Từ khóa: Canh tác lúa, khí nhà kính, kỹ thuật 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, ướt – khô xen kẽ

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1 Viện Môi trường Nông nghiệp

2 Ban Quản lý dự án VnSAT

* Tác giả chính: E-mail: buiphuongloan.iae@gmail.com

Trích TC KHCN NN Việt Nam số 8/2021.

Trở lại      In      Số lần xem: 550

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD