Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33362116
Đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực vùng Tây Nguyên

Các tác giả nhận thấy, vùng Tây Nguyên với sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng mà còn có vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ môi trường của miền Trung và Nam bộ. Nhận thấy sự cần thiết của việc “Đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực vùng Tây Nguyên”, các tác giả Vũ Năng Dũng và Bùi Thị Ngọc Dung thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nghiên cứu.

Các tác giả nhận thấy, vùng Tây Nguyên với sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng mà còn có vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ môi trường của miền Trung và Nam bộ. Nhận thấy sự cần thiết của việc “Đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực vùng Tây Nguyên”, các tác giả Vũ Năng Dũng và Bùi Thị Ngọc Dung thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nghiên cứu.

 

 

Tài nguyên đất vùng Tây Nguyên là có 5.366,3 nghìn ha, chiếm 98,22% diện tích tự nhiên, gồm 11 nhóm đất, 29 loại đất. Trong đó, diện tích đất hiện canh tác 9 cây công nghiệp và lương thực chính là 1.417,1 nghìn ha, chiếm 26,4% diện tích đất của vùng. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 3.688,1 nghìn ha (67,5% diện tích tự nhiên), nhóm này có trên 1,5 triệu ha đất bazan, chiếm 60% diện tích đất đỏ vàng trên macma bazơ và trung tính cả nước. Quỹ đất thuận lợi nhất để bố trí đất sản xuất các cây công nghiệp và cây lương thực chính vùng Tây Nguyên khoảng 2.374,7 ngàn ha, chiếm 43,47% diện tích tự nhiên.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho các cây trồng chính đã đề xuất được diện tích tối đa có thể bố trí để canh tác 9 cây công nghiệp và cây lương thực chính ở Tây Nguyên đến năm 2020 như sau: đất lúa 195 nghìn ha, tăng 17,3 nghìn ha; ngô 148 nghìn ha, tăng 33,8 nghìn ha; sắn 145 nghìn ha, giảm 7,2 nghìn ha; đậu tương 16 nghìn ha, tăng 11,6 nghìn ha; cà phê 545 nghìn ha, giảm 28,1 nghìn ha; cao su 284 nghìn ha, tăng 28,1 nghìn ha; hồ tiêu 56 nghìn ha, tăng 14 nghìn ha; điều 83 nghìn ha, tăng 24,3 nghìn ha; chè 23 nghìn ha, tăng 0,1 nghìn ha.

tttham - Canthostnews, theo TC NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1491

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD