Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33459610
Đặt điểm và các yếu tố hạn chế của đất trồng mía vùng ĐBSCL

Diện tích trồng mía của vùng ĐBSCL là 55.080 ha với năng suất 80,4 tấn/ha (Cục trống trọt 2011). Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha với năng suất đạt khoảng 90 tấn/ha tập trung tại Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng.

Hoàng Trọng Quý, Trần Minh Tiến, Nguyễn Văn Đạo, Phạm Ngọc Tuấn.

 

Diện tích trồng mía của vùng ĐBSCL là 55.080 ha với năng suất 80,4 tấn/ha (Cục trống trọt 2011). Theo định hướng phát triển ngành mía đường ĐBSCL đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha với năng suất đạt khoảng 90 tấn/ha tập trung tại Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2013-2014 diện tích trồng mía đã giảm rõ rệt, thậm chí là giảm đi vài nghìn ha, chỉ tính 3 tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng diện tích đã giảm hơn 1.500 ha. Nguyên nhân được lý giải là do yếu tố thị trường, ngoài ra một nguyên nhân nữa là do năng suất và chất lượng mía không cao, nên sản phẩm chưa có tính cạnh tranh.

 

Một trong những nguyên nhân hạn chế năng suất và chất lượng mía ở vùng ĐBSCL được cho là do sự xuất hiện của các yếu tố hạn chế (YTHC) độ phì nhiêu đất. Các yếu tố này hình thành trong quá trình sử dụng đất lâu dài, dưới tác động của chế độ sử dụng phân bón, canh tác chưa hợp lý, dẫn đến thiếu hụt một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất, hay tích lũy trong đất một số nguyên tố gây độc cho mía. Việc nghiên cứu xác định các YTHC và giải pháp khắc phục là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành mía đường của vùng nghiên cứu.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn đất trồng mía có thành phần cơ giới là sét và thịt pha sét, đất chua, pHKCL thường nhỏ hơn 4,5; hàm lượng hữu cơ trong đất khá cao, từ 1,8-2,7% OC; đạm tổng số trung bình 0,10-0,20% N; lân tổng số và dễ tiêu từ khá đến cao, lần lượt trong khoảng 0,08-o,18% P205 và 8,0-15,0 mg P205/100g đất; kali tổng số và dẽ tiêu ở mức trung bình, khoảng 1,0-2,0% K20 và 12,5 -15,5 mg K20/100g đất; tổng các cation trao đổi ở mức trung bình thấp, từ 1,8 – 6,2 lđl/100g đất; độ no bazơ thường dưới 30%.

 

Theo đánh giá của TCVN chất lượng đất hiện tại không hạn chế nào đối với việc trồng mía

 

Theo đánh giá của FAO yếu tố mang tính hạn chế duy nhất của đất đối với mía ở các vùng điều tra là thành phần cơ giới. Ngoài ra còn các yếu tố cũng cần được chú ý khi canh tác mía như là: đất chua, nghèo bazơ và các cation trao đổi. Tuy nhiên các yếu tố hạn chế nàycó tác dụng không lớn đến năng suất mía, nếu có tác động chỉ là rất nhỏ đối với năng suất mía lưu gốc. Các yếu tố hạn chế đó có tác động đến chất lượng mía hay không  còn là một vấn đề mà cần có những điều tra chi tiết hơn.

  •  

Theo TC Khoa học Đất

Trở lại      In      Số lần xem: 1575

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD