Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Diện tích lớn nhất thuộc nhóm đất phù sa đồng bằng châu thổ (Inceptisols) được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Đất Entisols được tìm thấy chủ yếu dọc theo bờ sông và đồng bằng ven biển, trên những vùng đất khác nhau có tính chất đất. Tại Việt Nam, khoảng 66% sắn được trồng trên Utisols, 17% trên Inceptisols , 7 % trên Oxisols , 4 % trên Alfisols , 3 % trên Entisols và 2 % trên Vertisols ( Howeler , 1992). |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.1 Đất trồng sắn Diện tích lớn nhất thuộc nhóm đất phù sa đồng bằng châu thổ (Inceptisols) được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Đất Entisols được tìm thấy chủ yếu dọc theo bờ sông và đồng bằng ven biển, trên những vùng đất khác nhau có tính chất đất. Tại Việt Nam, khoảng 66% sắn được trồng trên Utisols, 17% trên Inceptisols , 7 % trên Oxisols , 4 % trên Alfisols , 3 % trên Entisols và 2 % trên Vertisols ( Howeler , 1992).
Cây sắn được trồng nhiều nhất ở châu Phi vì sắn là cây trồng có khả năng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như: đất nghèo dinh dưỡng, đất chua, đất khô hạn, đất có hàm lượng nhôm, mangan cao mà những cây trồng khác khó có thể sinh trưởng và cho thu hoạch. Điều kiện tốt để cây sắn sinh trưởng và phát triển là ánh sáng cho đất trung bình , thoát nước tốt, độ pH 4,5 - 7,5. Sắn là cây trồng thích nghi với điều kiện bán khô hạn, sắn cần độ ẩm của đất đầy đủ chủ yếu trong quá trình trồng, sau khi đã nảy mầm có thể chịu được nhiều tháng khô hạn. Sắn có khả năng thích nghi với đất rất chua với mức độ Al trao đổi cao, thích nghi với mức độ lân tổng số thấp nhưng đòi hỏi K khá cao, đặc biệt là khi trồng sắn trong nhiều năm hàm lượng K trong đất bị cạn kiệt. Sắn phản ứng mẫn cảm khi bị thiếu Zn và thường xuất hiện triệu chứng thiếu Zn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Yêu cầu tối ưu cho sự phát triển của cây sắn là: Al trao đổi <80%, lân dễ tiêu > 5 ppm; Ca trao đổi > 0,25 me/100 g đất khô ; K trao đổi > 0.17 me/100 g đất khô ; Na trao đổi < 2,5 % bão hòa, (R. Howeler, 1981).
Ở phía Nam Việt Nam, hầu hết sắn được trồng trên đất cát ở vùng duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, trong khi đó chiếm ưu thế ở Gia Lai - Kon Turn và Đắc Lắc. Các vùng trồng sắn ở các tỉnh Tây Nguyên có địa hình tương tự nhau. Vùng duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, sắn được trồng chủ yếu trên đất xám bạc màu, một số ít đất đỏ bazan hoặc đất cát ven biển. Các khu vực bằng phẳng, đất nghèo chất dinh dưỡng và không thích hợp cho canh tác lúa. Diện tích sắn trồng trong loại đất nói trên chiếm hơn 70 % tổng diện tích sắn của miền Nam . Ở đồng bằng sông Cửu Long, sắn không phải là cây trồng chính. Tuy nhiên, cây sắn phát triển tốt trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện nitơ cao ( N ) , kali ( K) và chất hữu cơ ( OM ) trung bình. Sắn không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi độc tính nhôm ( A1 ) khi được trồng ở đất này. Với những khác biệt đáng kể của tính chất đất trồng sắn, các nghiên cứu ở miền Bắc nên tập trung vào vấn đề xói mòn và nâng cao độ phì của đất , trong khi nghiên cứu về phía Nam cần cải tạo đất trồng sắn và bảo tồn bằng cách sử dụng các hệ thống xen canh là ưu tiên cao nhất ( Phạm Văn Biên và cộng sự , 1996).
1.2 Thời vụ trồng sắn ở Việt Nam Ở nước ta, sắn được trồng ở tất cả các vùng sinh thái với những điều kiện tự nhiện rất khác biệt. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên cũng dẫn đến sự thay đổi về thời vụ trồng sắn thích hợp cho mỗi vùng. Ở các tỉnh phía Bắc (đồng bằng và Trung du Bắc bộ), sắn được trồng vào tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Vùng Bắc Trung Bộ, sắn được trồng trong tháng 1, Vùng Nam Trung Bộ, sắn có thể trồng trong khoảng tháng 1-3, trồng sớm hơn 1-2 tháng nhưng cùng thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 trước mùa mưa lũ. Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số chân đất cao của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), sắn trồng chủ yếu vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (tháng 4 – tháng 5) trong điều kiện nhiệt độ cao ổn định và có mưa đều. Một số nơi nông dân còn tiếp tục trồng sắn cho đến tháng 6 tháng 7. Những nơi có điều kiện chủ động nước ở ĐBSCL, sắn thường trồng ngay từ đầu năm để kịp thu hoạch trước mùa lũ. Thời vụ trồng sắn thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương nhưng thời gian thu hoạch có thể bắt đầu sau khi trồng được 8-10 tháng. Sắn trồng để sản xuất bột thường được thu hoạch sau 10-12 tháng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rải rác từ 6-9 tháng.
2. Một số tính chất của đất trồng có khả năng trồng sắn ở Việt nam Đất của Việt Nam có liên quan chặt chẽ với địa hình . Các vùng đồi núi của miền Bắc và miền Trung chủ yếu là Ultisols với một số Oxisols ở các tỉnh miền Nam . Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nằm giữa vĩ độ 8,50 và 23,50 Bắc; 1020 và 1100 độ kinh Đông. Nơi hẹp nhất chỉ rộng 40 km (Quảng Bình). Phía đông giáp biển Đông, Phía tây giáp dãy núi Trường Sơn. Địa hình rất đa dạng và có hướng dốc xuống về phía biển theo hướng Tây – Bắc – Đông - Nam. Điều này dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong đất và điều kiện khí hậu giữa các vùng. Theo địa hình và khí hậu cả nước đã được chia thành bảy vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau:
Howeler (1992) cho rằng 66% diện tích sắn của Việt Nam được trồng trên đất Utisols, 17% ở đất Inceptisol, 7% ở đất Oxisols, 4% ở đất Alfisols và phần còn lại trên đất Entisols và Vertusols. Phần lớn đất Ultisols và Inceptisols được đặc trưng bởi thành phần cơ giới nhẹ, pH chua và hàm lượng chất hữu cơ và dinh dượng thấp. Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, Howeler (1996) trên 1078 nông hộ trồng sắn tại 45 huyện ở các vùng sắn chính của Việt Nam năm 1990 – 1991, có 59% diện tích sắn được trồng trên đất cát, 25,3% trên đất nhiều đá sỏi, 11,7% trên đất thịt nặng và 3,9% trên đất thịt. Khoảng 45% diện tích sắn được trồng trên đất dốc.
Công Doãn Sắt và Deturk (1998) so sánh lý tính và hoá tính của đất Haplic Agrisosl (Utisols) ở vùng Đông Nam Bộ dưới tán rừng và các cây trồng cao su, mía, điều, sắn trong nhiều năm. Họ nhận thấy rằng, đất trồng sắn nhiều năm có thành phần sét, độ bền vững kết cấu và khả năng giữ nước thấp nhất, thấp nhì ở độ thẩm thấu và cao thứ ba ở mật độ bulk. Điều này cho thấy một sự thoái hoá về lý tính đất do canh tác liện tục. Mặt khác, đất trồng sắn cũng chịu sự thoái hoá về hoá tính được biểu hiện bới hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, CEC, K, và Mg trao đổi thấp. Lân dễ tiêu ở đất sắn cao hơn đất rừng và đất trồng điều, nhưng thấp hơn ở đất cao su và đất mía. Điều này do bởi phân lân đã được bón cho sắn, cao su và mía. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1993) báo cáo một sự giảm sút tương tự trong đất về OM, N, Ca và Mg, nhưng không giảm đáng kể về lân dễ tiêu qua hai năm trồng sắn khi so sánh với đất rừng nguyên thuỷ ở Phủ Quỳ năm 1994. 3.Các vùng trồng sắn theo miền sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Cây sắn có khả năng thích nghi cao tại Việt Nam và được trồng tập trung khắp 7 vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, nhưng tập trung chủ yếu tại 5 vùng chính được trình bày ở Bảng 1. Tổng diện tích sắn của 5 vùng sinh thái này chiếm khoảng 97% diện tích sắn cả nước, (Bảng 1) tương đương 483 nghìn ha, sản lượng tương ứng là 8.330 nghìn tấn, chiếm 98% tổng sản lượng sắn toàn quốc. Trong đó, sắn được trồng tập trung nhất tại Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, với diện tích tương ứng chiếm 31% và 27% tổng diện tích sắn cả nước, sản lượng tương ứng đạt 2.607 nghìn tấn (31%) và 2.180 nghìn tấn (26%). Tại vùng Đông Nam bộ có diện tích trồng sắn đứng thứ 4 trong số 5 vùng trồng sắn lớn nhất cả nước nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất nước đạt trung bình 25,3 tấn/ha, sản lượng sắn đứng thứ 2, với tổng sản lượng 2,28 triệu tấn trong năm 2010, tương đương 27% tổng lượng sắn cả nước. Tây Nguyên là khu vực có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng sắn cao nhất trong giai đoạn 10 năm 2001-2010, lên tới 14% mỗi năm, đứng thứ hai là khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này là 6%. Các tỉnh có diện tích sắn lớn nhất cả nước hiện nay theo thứ tự bao gồm Gia Lai (63,4 nghìn ha), Tây Ninh (45,7 nghìn ha), Kon tum (41,7 nghìn ha),Đắk Lắk (31,8 nghìn ha).
Bảng 1. Diện tích trồng sắn Việt Nam (1000ha) phân theo vùng từ năm 1995-2011
Bảng 2. Sản lượng sắn Việt Nam (triệu tấn) phân theo vùng từ năm 1995-2011
Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo, do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn được trồng rộng rãi từ Bắc chí Nam. Diện tích sắn Việt nam năm 2011 đạt 560,1 ha, sản lượng gần 10 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2012). + Vùng Bắc trung bộ và duyên hải Miền Trung có diện trồng sắn năm 2011 ước đạt 168.600 ha (chiếm 30,10% diện tich cả nước), năng suất đạt 17,66 tấn/ha và sản lượng đạt 2.977.900 tấn củ tươi (chiếm 30,15% sản lượng sắn cả nước). Diện tích sắn nhiều nhất là các tỉnh Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên. + Vùng Tây Nguyên có diện tích sắn năm 2011 đạt 154.600 ha (chiếm 27,60% diện tich sắn cả nước), năng suất đạt 16,70 tấn/ha, sản lượng 2.582.200 tấn củ tươi (chiếm 26,15% sản lượng sắn toàn quốc. Sắn trồng nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông. +Vùng trung du miền núi phía Bắc có diện tích trồng sắn năm 2011 là 117.200 ha(chiếm 20,92% diện tích sắn toàn quốc, năng suất đạt 12,36 tân/ha, sản lượng 1.448.900 tấn củ tươi( chiếm 14,67 % sản lượng sắn toàn quốc. Sắn trồng nhiều nhất ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái và Hoà Bình. + Vùng Đông Nam Bộ có diện trồng sắn năm 2011 ước đạt 99.000 ha (chiếm 17,68% diện tích cả nước), năng suất đạt 25,34 tấn/ha cao nhất nước và sản lượng ước đạt 2.536.500 tấn củ tươi (chiếm 25,68% sản lượng sắn cả nước). Diện tích sắn nhiều nhất là các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng nai ,Bình thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.
4. Ảnh hưởng của sắn đối với đất Sắn được trồng trên đất giàu dinh dưỡng hoặc được bón đầy đủ và hợp lý các loại phân vô cơ, hữu cơ thì sức sinh trưởng tốt dẫn đến năng suất củ, năng suất sinh học, tỷ lệ tinh bột đạt cao. Nếu sắn trồng trên đất nghèo dinh dưỡng thì có sức sinh trưởng yếu, năng suất củ, năng suất sinh học và tỷ lệ tinh bột trong củ thấp; bón quá nhiều phân đặc biệt là đạm đối với một số giống sắn có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ dẫn đến thân lá phát triển nhiều, năng suất sinh vật cao, năng suất củ tươi giảm, chỉ số thu hoạch thấp nếu cung cấp P, K vượt mức giới hạn cho phép sẽ ức chế đến sự hấp phụ các chất dinh dưỡng khác như Fe và Zn hoặc Ca, Mg làm cho sắn sinh trưởng và phát triển kém, năng suất củ giảm. Việc cung cấp dư thừa đạm dẫn đến cây sắn phát triển rất mạnh về thân lá, ẩm độ không khí của bộ lá cao, không bào lá lớn, lá non hơn dẫn đến cây sắn dễ bị sâu bệnh phá hoại. Bón phân dư thừa sẽ làm tăng giá thành sản xuất và đôi khi làm giảm năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy duy trì việc cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây sắn là rất cần thiết để đạt năng suất cao Howeler, R.H. and Thai Phien (1999).
Đạm (N) là nguyên tố rất cần thiết đối với sinh trưởng và phát triển của cây sắn. Cây sắn hấp thu một lượng N rất lớn từ đất, nên bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt, số rễ củ và năng suất củ. Tuy nhiên, theo các tác giả khác thì bón đạm làm giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ ở các thí nghiệm dài hạn và ngắn hạn cho thấy sắn phản ứng với đạm rất mạnh, nhất là trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Phản ứng của sắn đối với các liều lượng N khác nhau đã thể hiện rõ ngay từ năm thí nghiệm đầu tiên. Ngoài ra có mối quan hệ khá rõ giữa lượng N bón vào đất và hàm lượng N chứa trong thân lá sắn. Hàm lượng N trong thân lá tăng khi mức bón đạm tăng (CTCRI, 1985). Từ những kết quả nghiên cứu hơn 100 thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân tại Thái Lan và Trung Quốc, kết quả cho thấy rằng cây sắn phản ứng mạnh với mức bón phân đạm (N) từ 50 đến 200 kg N/ha nhưng cũng có sự khác nhau tuỳ theo giống (giống SC205 phản ứng với mức bón 200 kg N/ha còn giống SC201 ở mức 50 kg N/ha (Sittibusaya, C. et al, 1984) Tỷ lệ N, P, K bị lấy đi khi thu hoạch là 2: 1: 4, còn nếu tính chung cho tất cả các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất thì tỷ lệ này là 3: 1: 3; để đạt năng suất 15 tấn củ tươi/ ha, sắn lấy đi lượng dinh dưỡng trung bình là 74 kg N, 16 kg P2O5, 87 kg K2O, 27 kg Ca và 12 kg Mg (trong trường hợp khi thu hoạch lấy đi tất cả các bộ phận trên và dưới mặt đất). Nghiên cứu về bón N, P, K đơn lẻ hoặc kết hợp, so sánh phản ứng của sắn đối với phân bón đồng thời so sánh các công thức bón kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ đã cho thấy phản ứng của sắn đối với phân bón tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng ban đầu của đất; điều kiện sinh thái; dạng, loại phân bón và phương pháp bón. Kết quả nghiên cứu của Ashokan, (1985) về vai trò của lân (P2O5) cho thấy cây sắn hấp thu một lượng P2O5 thấp, nhưng P2O5 có tác dụng làm tăng tỷ lệ tinh bột và giảm axit cyanhydric (HCN) trong củ (Askohan, P.K.; Nair and K. Sudhakara ,1985).
Kali (K2O) là nguyên tố được cây sắn hấp phụ nhiều nhất trong suốt quá trình sinh trưởng và là nguyên tố hạn chế năng suất củ của cây sắn. Theo tác giả Aiyer và cộng sự, 1995 thì triệu chứng thiếu hụt K2O được đặc trưng bởi sự giảm tốc độ sinh trưởng của cây sắn và dễ dàng nhận thấy triệu chứng thiếu K2O xuất hiện ở phiến lá và cuống những lá già, thiếu K2O dẫn đến là những lá này bị rụng sớm. Khi cung cấp quá nhiều Ka li sẽ làm giảm sự hấp thu Mg và Ca. Theo các kết quả nghiên cứu khác tại Colombia bón K2O làm tăng năng suất sắn từ 23,0 lên 43,7 tấn/ha và có sự tương quan thuận giữa năng suất và hàm lượng K2O chứa trong lá. Kết quả nghiên cứu của Quinol và Amora, 1987 (Qui, B.F. and G.L.Amora, 1987) cho thấy trên đất độc canh sắn, nếu hàng năm đều bón phân K2O đầy đủ thì năng suất sắn sẽ không bị giảm. Những kết quả nghiên cứu khác tại ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin và Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên 48% so với không bón phân (Benardo, E.N. and N.M. Esquerra, 1981). Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia này thì mức bón NPK dao động trong khoảng: 100 kg N + 50 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha; 60 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O /ha; 80 kg N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Nghĩa là bón tỷ lệ NPK là: 2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì được độ phì của đất.
5. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Văn Biên và Hoàng Kim (1997), "Tiến bộ mới trong nghiên cứu khuyến nông sắn ở Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo Tiến bộ mới trong nghiên cứu và khuyến nông sắn ở Việt Nam, hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1997, tr. 7- 13. 2. Công Doãn Sắt, Hoàng Văn Tám (2000), “Quản lý dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất trồng sắn vùng Đông Nam Bộ”, Kỷ yếu hội thảo" Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tr.129 - 141. 3. Tổng cục Thống kê (2009; 2010; 2011), “Diện tích, năng suất và sản lượng sắn phân theo tỉnh”, trong sách Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê năm 2011. 4. Howeler, R.H. and Thai Phien (1999), Intergrated nutrient management for more sustainable cassava production in Vietnam. Paper Presented at a Vietnam Cassava Workshop held in Ho Chi Minh City, March, 25-27, 1999. p 23. 5. CTCRI (1985), Annual Reports, 1983 – 1985, Trivandrum, India. 6. Sittibusaya, C. et al, (1984), Chemical fertilizer use in crop rotation system for longterm cassava production. Soil Science Division. Annual Report Departement Agriculture, Thailand. 7. Askohan, P.K.; Nair and K. Sudhakara (1985), Study on cassava legume intercropping systems to the oxisols soil of Kerala state, India, 1985, Tropical Agriculture (Trinidad) 62, pp 313 - 318. 8. Benardo, E.N. and N.M. Esquerra (1981), Seasnal abundence of red spider mite and it's predator on selected cassava accession. Annual Tropical Research Mar.3. Philippines. pp. 199 - 205 . 9. Qui, B.F. and G.L.Amora (1987), Comparative study on the effects of your animal manuers on the growth and yield of the cassava and the bulk density of the soil, Preliminary Terminal Report, VISCA, Baybay, Leyte, Philippines.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 58107 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|