Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33457936
Để HTX là “nhà của mình”

Theo thông tin được Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật HTX và triển khai nhiệm vụ kinh tế hợp tác năm 2016 (ngày 2/3), nếu xem xét trên góc độ mở rộng các dịch vụ sản xuất và lợi ích mà HTX mang lại cho thành viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% HTX nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao, khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu.

Lợi ích mà các hợp tác xã (HTX) mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với HTX, chưa coi HTX là “nhà của mình”.

 

Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo thông tin được Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật HTX và triển khai nhiệm vụ kinh tế hợp tác năm 2016 (ngày 2/3), nếu xem xét trên góc độ mở rộng các dịch vụ sản xuất và lợi ích mà HTX mang lại cho thành viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% HTX nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao, khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, từ khi Luật HTX có hiệu lực (01/7/2013), đến hết năm 2015 mới có khoảng 29,38% HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX (trong đó HTX cũ đã đăng ký lại hoạt động theo Luật chiếm 18,87%). 480 HTX hoạt động không hiệu quả phải giải thể, sáp nhập.

Phần lớn các HTX nông nghiệp hiện nay về phương thức hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức HTX kiểu cũ.

Lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1,0 triệu đồng/người/tháng.

Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, như cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng…; còn các dịch vụ rất quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số HTX thực hiện việc bao tiêu nông sản cho nông dân ít. Hiện mới chỉ có khoảng 10% số HTX thực hiện việc bao tiêu một phần nông sản cho nông dân. Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó có một số HTX được hình thành không đúng bản chất của HTX theo Luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục phó Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT), nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với thành viên. Cũng chính vì vậy, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó, chưa coi HTX là “nhà của mình”.

Bên cạnh đó, nhận thức về HTX nông nghiệp của các cấp, các ngành và chính bản thân người nông dân về vai trò của HTX nông nghiệp chưa đúng với bản chất của HTX theo Luật HTX mới. Các quy định về tổ chức hoạt động, tài sản và sở hữu đối với tài sản của HTX và của từng thành viên, các chính sách hỗ trợ phát triển HTX và đặc biệt là trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành đối với HTX nông nghiệp còn chung chung gây tâm lý e ngại cho người dân khi tham gia HTX.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thiện Chương trình khung và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý, thành viên HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp. Đổi mới phương pháp tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX theo hướng đào tạo từ thực tiễn, ngay tại các mô hình, tăng cường nội dung tập huấn về kỹ năng, trao đổi thảo luận; tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; tổ chức tập huấn chủ trang trại, tổ hợp tác và liên kết xây dựng cánh đồng lớn.

Cùng với đó, Bộ hiện đang hoàn thiện các thể chế, cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế hợp tác phát triển, đặc biệt là chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, việc phát hiện những HTX điển hình theo từng lĩnh vực chuyên ngành sẽ được thúc đẩy thành mô hình điểm, từ đó xây dựng và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả; chỉ đạo những mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trong các ngành hàng nông sản chủ lực có thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, như lúa gạo, chè, cà phê, điều, hồ tiêu, mía đường, sữa, thủy sản… Trên cơ sở đó tổ chức lại sản xuất trong các vùng sản xuất hàng hóa ở từng địa phương và từng vùng.


Đỗ Hương - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 2318

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD