Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33460241
Điều kiện sinh thái

1. Ánh sáng

Đậu nành là cây trồng ngắn ngày rất mẫn cảm với ánh sáng. Tác động của quang chu kỳ được giới hạn ở bộ lá vào thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Yếu tố tiên quyết để có năng suất cao là cây phải đạt hiệu quả quang hợp cao nhất trong vụ trồng, vì vậy phải nhanh chóng phủ kín đất để tiếp thu ánh sáng tối đa, do đó cần trồng mật độ cao phù hợp.

 

Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì ít mẫn cảm với ánh sáng hơn, giống càng dài ngày càng mẫm cảm với ánh sáng, vì vậy, trong vụ Xuân những giống dài ngày thì cây sinh trưởng phát triển kém, hoa quả ít, hạt lép.

 

Đậu nành cũng khá mẫn cảm với cường độ ánh sáng, trong điều kiện bị che rợp hoặc những cành lá ở phía dưới không đầy đủ ánh sáng thì lá thường vàng úa và rụng sớm, tỷ lệ lép, lửng cao.

2. Nhiệt độ

Đậu nành là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn là 24.000.

 

Hạt đậu nành có thể nảy mầm từ 10-400C, nhiệt độ càng cao mầm nảy càng nhanh nhưng tốt nhất khoảng 18-260C, nếu nhiệt độ trên 350C hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm rất yếu.

 

Trong thời gian cây đang sinh trưởng phát triển mạnh thì yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không chênh lệch nhau quá nhiều, nếu ban đêm nhiệt độ không dưới 170C thì rất thuận lợi cho cây. Nhiệt độ tối thích cho đậu nành giai đoạn này là 20-280C.

 

Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp từ 22-280C, bị rét trong thời kỳ này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa, nếu liên tục nhiều ngày có nhiệt độ dưới 240C thì đậu nành ra hoa chậm 5-7 ngày.

 

Nhiệt độ thích hợp trong thời kỳ hình thành quả và hạt là 21-280C, khi hạt chín cần nhiệt độ thấp hơn (17-250C), lúc này nhiệt độ quá cao dễ làm giảm sức nảy mầm của hạt.

 

Nhiệt độ là một trong những yếu tố chi phối sự phát triển và thường làm thay đổi chu kỳ sinh trưởng của đậu nành, tác động của nhiệt độ tới thời gian sinh trường của đậu nành còn mạnh hơn cả quang chu kỳ.

3. Nước

Để đảm bảo cho quá trình nảy mầm của hạt thì độ ẩm đất là 50% (trong khi đó ở ngô là 32%, đậu xanh là 26%). Tỷ lệ nảy mầm của hạt ở đất khô giảm nhiều hơn so với đất quá ướt.

 

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của mình, đậu nành cần 408-444kg nước để sản xuất 1kg chất khô, do đó đậu nành là cây tương đối kháng hạn hơn so với những cây trồng ngắn ngày khác. Ở giai đoạn trước ra hoa (10-20 ngày sau khi gieo) cây đậu nành có thể chịu được sự thiếu nước tạm thời mà không ảnh hưởng năng suất. Nhưng sau gieo khoảng 30 ngày mà ẩm độ đất thấp hơn 40% và kéo dài, cây đậu nành sẽ ra hoa trong khi diện tích lá còn thấp, số hoa sẽ kém và rụng nhiều. Trong giai đoạn tạo quả, sự thiếu nước làm quả rụng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

 

Trong điều kiện thiếu nước, quá trình cố định đạm giảm một phần do sản phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phần do ảnh hưởng trực tiếp của thế nước ở trong nốt sần.

4. Dinh dưỡng

Nói chung quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng của cây đậu nành biến động theo đặc điểm của giống, thành phần dinh dưỡng đất và điều kiện thời tiết.

 

Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng tốc độ hấp thu NPK lúc trước khi ra hoa chậm nhưng việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây tròng giai đoạn này có ý nghĩa quan trong đối với năng suất. Tốc độ hút NPK cực đại vào lúc trỗ hoa và giảm dần tới khi hạt đạt kích thước tối đa, tốc độ hút Kali giảm sớm hơn so với đạm và lân.

 

Phân lân có phản ứng mạnh với đậu nành, bón lượng lân nhỏ cho gia tăng năng suất rõ ràng, tuy vậy những khi đậu nành thiếu lân không bộc lộ rõ triệu trứng bên ngoài mà chỉ giảm năng suất. Còn khi thiếu Kali làm mép lá vàng, nhăn, hạt phát triển kém. Việc bón phân N cho đậu nành khi 10-15 sau gieo rất có ý nghĩa vì kích thích sự phát triển của nốt sần và giúp cho cây tăng trưởng tốt sau này.

 

Nhìn chung đậu nành phản ứng với độ phì của đất thấp hơn nhiều cây trồng khác. Ví dụ tăng cao lượng phân bón cho ngô có thể làm tăng năng 700 kg/ha nhưng với đậu nành chỉ được khoảng 200 kg/ha, do đó cần căn cứ theo chất lượng đất từng vùng để xác định lượng phân bón phù hợp, có hiệu quả nhất. Mặt khác rễ đậu nành rất mẫn cảm với nồng độ muối khoáng vì vậy không bón lót ngay dưới hàng hạt hoặc bón vun gốc với nồng độ cao ở giai đoạn cây con dễ làm chột rễ và cháy lá.

Trở lại      In      Số lần xem: 2793

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD