Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33360826
Định hướng lai tạo giống mía mới tại việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Định hướng chung lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là lai tạo giống mía có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất và chất lượng mía cao, vượt từ 10% trở lên so với bình quân của vùng, góp phần đưa năng suất bình quân cả nước lên 72 tấn/ha, chữ đường đạt 10,5 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới Việt Nam lên 20% vào năm 2020

Nguyễn Đức Quang, Đoàn Lệ Thủy, Cao Anh Đương và ctv.
 

Viện Nghiên cứu Mía Đường - Xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

TÓM TẮT

Định hướng chung lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là lai tạo giống mía có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất và chất lượng mía cao, vượt từ 10% trở lên so với bình quân của vùng, góp phần đưa năng suất bình quân cả nước lên 72 tấn/ha, chữ đường đạt 10,5 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới Việt Nam lên 20% vào năm 2020 và năng suất bình quân cả nước lên 80 - 84 tấn/ha, chữ đường đạt 10,6 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới Việt Nam lên 50% vào năm 2030. Định hướng cụ thể là (1) Ưu tiên và tăng cường lai tạo giống mía mới, trong đó phương pháp lai hữu tính vẫn đóng vai trò chủ đạo song song với phương pháp tạo đột biến; (2) Quan tâm đúng mức đến việc gắn liền kiểu khí hậu – thời tiết, kiểu đất đai, đặc thù và đặc biệt là yêu cầu cụ thể của từng vùng mía trọng điểm với lai tạo giống mía; (3) Đẩy mạnh việc khai thác sử dụng nguồn gen hoang dại gần gũi mía, đặc biệt là Erianthus và vật liệu lai trung gian; (4) Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao hỗ trợ cho việc lai tạo giống mía mới.


Từ khóa: Định hướng, tầm nhìn, lai tạo giống, giống mía mới.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm!


Trích Kỷ yếu Hội Thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai.

Trở lại      In      Số lần xem: 1712

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD