Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  41
 Số lượt truy cập :  33845803
Đôi nét về sáng kiến giá trị gia tăng trong thương mại (TIVA) của OECD-WTO

Số liệu sơ bộ về thương mại quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố cho thấy năng lực cạnh tranh trong kinh doanh và hoạt động xuất khẩu có một quan hệ chặt chẽ với tiến trình hội nhập của các nước vào dây chuyền/chuỗi sản xuất toàn cầu và sẵn sàng cho việc mở cửa rộng hơn đối với hàng nhập khẩu.

Số liệu sơ bộ về thương mại quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố cho thấy năng lực cạnh tranh trong kinh doanh và hoạt động xuất khẩu có một quan hệ chặt chẽ với tiến trình hội nhập của các nước vào dây chuyền/chuỗi sản xuất toàn cầu và sẵn sàng cho việc mở cửa rộng hơn đối với hàng nhập khẩu.

 

Sáng kiến chung của OECD và WTO về giá trị gia tăng trong thương mại đã phá vỡ các tính toán thông thường vẫn ghi lại những dòng luân chuẩn của hàng hóa và dịch vụ mỗi khi hàng hóa đi qua biên giới quốc gia (xuất khẩu, nhập khẩu). Thay vào đó, Sáng kiến này tìm cách phân tích giá trị tăng thêm bởi một quốc gia trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà sau đó sẽ được xuất khẩu, đồng thời cho chúng ta thấy một bức tranh đầy đủ hơn về mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia.

 

Những công bố đầu tiên từ cơ sở dữ liệu của OECD-WTO cho thấy cái nhìn sâu hơn và mới về ảnh hưởng của chuỗi giá trị toàn cầu tới các mối quan hệ thương mại và hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Trong đó, có những phát hiện quan trọng là:

 

• Thặng dư thương mại song phương của Trung Quốc với Hoa Kỳ giảm 25% tính trên cơ sở thống kê thương mại theo giá trị gia tăng, phản ánh thực tế là các nguyên liệu có nguồn gốc nước ngoài trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc ở mức độ cao.

 

• Khoảng 1/3 trong tổng trị giá của xe có động cơ xuất khẩu từ Đức có nguồn gốc từ các nước khác, trong khi đó gần 40% tổng giá trị xuất khẩu thiết bị điện tử của Trung Quốc có xuất xứ từ nước ngoài.

 

• Trong khi dữ liệu thương mại thông thường cho thấy giá trị của dịch vụ chiếm gần 1/4 tổng trị giá thương mại tuy nhiên nếu tính cơ sở giá trị gia tăng thì dịch vụ thương mại trung bình chiếm khoảng 50% của tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước thành viên OECD và tỷ lệ này còn cao hơn đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Italy -phần lớn là vì dịch vụ làm tăng thêm giá trị đáng kể cho sản phẩm đầu ra trong ngành chế tạo.

 

• Thặng dư thương mại song phương của các nước xuất khẩu hàng hóa lớn khác như: Australia, Brazil và Canada với các đối tác thương mại quan trọng của các nước này giảm xuống nếu thống kê trên cơ sở giá trị gia tăng, do nguyên liệu thô xuất khẩu của các nước này tiếp tục được gia công thêm ở các đối tác thương mại của các nước nói trên và sau đó được tái xuất là một minh chứng rõ rệt đã có thêm giá trị gia tăng ở các đối tác thương mại này.

 

Để truy cập vào cơ sở dữ liệu và tìm hiểu thêm thông tin về Sáng kiến Giá trị gia tăng trong Thương mại của OECD-WTO, hãy truy cập vào địa chỉ www.oecd.org/trade/valueadded.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1327

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD