Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33458405
Dư lượng hoạt chất Fenobucarb trong nước trên ruộng lúa, kênh nội đồng và các sông chính tại tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là vùng có diện tích trồng lúa lớn ở ĐBSCL, chiếm 78,71% so với tổng diện tích các loại cây trồng. Để tăng năng suất, Hậu Giang đã thực hiện thâm canh tăng vụ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được xem là loại vật tư nông nghiệp thiết yếu để phòng trừ dịch hại và bảo vệ năng suất cây trồng.

Hậu Giang là vùng có diện tích trồng lúa lớn ở ĐBSCL, chiếm 78,71% so với tổng diện tích các loại cây trồng. Để tăng năng suất, Hậu Giang đã thực hiện thâm canh tăng vụ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được xem là loại vật tư nông nghiệp thiết yếu để phòng trừ dịch hại và bảo vệ năng suất cây trồng.

 

 

Nghiên cứu của tác giả Võ Xuân Hùng (2012) cho thấy, nông dân Hậu Giang sử dụng đa dạng về hoạt chất và tên thương phẩm. Báo cáo của Chi cục Bảo vệ Thực vật Hậu Giang cho thấy cacbamat, lân hữu cơ và cúc tổng hợp được người dân sử dụng phổ biến.

Hầu hết nông dân vùng nghiên cứu chỉ dựa theo kinh nghiệm sử dụng thuốc, ít tham khảo khuyến cáo an toàn; vậy liều lượng sử dụng cao hơn chỉ dẫn (52,7%) và tần suất phun xịt trung bình 7-8 lần/năm (Bùi Thị Nga và ctv, 2013). Tuy nhiên, dư lượng thuốc BVTV, đặc biệt là nhóm thuốc cacbamat, trong nước vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Do đó, đề tài “Dư lượng hoạt chất fenobucarb trong nước trên ruộng lúa, kênh nội đồng và sông rạch chính đại tỉnh Hậu Giang” được thực hiện để đánh giá dư lượng hoạt chất fenobucarb trong nước ở các loại hình thủy vực khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyễn Phan Nhân, Bùi Thị Nga, Phạm Văn Toàn và Lâm Quang Trung thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.

Nghiên cứu đã xác định được nồng độ trung bình fenobucarb ở ruộng lúa; kênh nội đồng và sông rạch vụ hè - thu, 0,081, 0,102 và 0,047 µg/L tương ứng, cao hơn vụ đông - xuân với nồng độ lần lượt là 0,037, 0,032 và 0,018 µg/L. Tần xuất phát hiện dư lượng fenobucarb giảm từ kênh nội đồng, ruộng lúa và sông rạch chính lần lượt là 100%, 87% và 78% ở vụ đông - xuân; 93%,80% và 78% ở vụ hè – thu.

Nghiên cứu tìm thấy 2/18 điểm thu mẫu ở 6 sông rạch chính gồm Xà No, Quản Lộ, Lái Hiếu, Cái Lớn, Nàng Mau và Mái Dầm có nồng độ fenobucarb vượt mức cho phép của ủy ban châu Âu về dư lượng thuốc BVTV trong nước uống (0,10 µg/L). Bên cạnh đó, người dân sống dọc 6 sông rạch chính vẫn còn sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt hàng ngày.

ntbtra - Canthostnews, theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1509

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD