Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33464417
Đưa cây trồng trở về thời hoang dã: Hy vọng nuôi sống thế giới

Để nuôi dân số ngày càng tăng của thế giới - dự kiến đạt chín tỷ người vào năm 2050 - chúng ta sẽ phải tìm cách để sản xuất nhiều lương thực hơn trên ít đất nông nghiệp hơn, mà không gây tổn hại thêm cho môi trường sống tự nhiên còn lại. Một bản đánh giá chỉ ra cách tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách sửa chữa những yếu kém vô tình xuất hiện trong trong quá trình nhân giống cây trồng truyền thống trong hàng ngàn năm qua.

Để nuôi dân số ngày càng tăng của thế giới - dự kiến đạt chín tỷ người vào năm 2050 - chúng ta sẽ phải tìm cách để sản xuất nhiều lương thực hơn trên ít đất nông nghiệp hơn, mà không gây tổn hại thêm cho môi trường sống tự nhiên còn lại. Một bản đánh giá chỉ ra cách tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách sửa chữa những yếu kém vô tình xuất hiện trong trong quá trình nhân giống cây trồng truyền thống trong hàng ngàn năm qua.

 
Michael G. Palmgren, tại Đại học Copenhagen và các đồng nghiệp cho rằng, cách hiệu quả nhất để lấy lại những tính trạng đã bị mất là gắn trở lại những gen tốt vào cây trồng của chúng ta sau khi lấy chúng từ các cây liên quan hoặc sử dụng phương pháp chính xác để sửa chữa những gen bị lỗi. "Một khi xác định được các gen bị đột biến một cách vô tình, thì bước tiếp theo sẽ là tái thiết lập các tính trạng hoang dã. Việc làm này không những cho phép cây sử dụng các nguồn lực có sẵn trong môi trường tốt hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn, mà còn chống chọi lại với dịch bệnh, sâu bệnh, và cỏ dại tốt hơn", Palmgren nói.

Tuy việc lai giống theo kiểu trở lại hoang dã này có tiềm năng lớn, nhưng có một rào cản lớn, đó là cây trồng khi phục hồi về trạng thái tự nhiên hơn theo cách này sẽ được phân loại là sinh vật biến đổi gen (SVBĐG) theo định nghĩa hiện nay. "Cây trồng theo kiểu biến đổi trở lại trạng thái hoang dã là một quá trình khác, tuy nhiên nếu được dán nhãn là thực phẩm biến đổi gen thì có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể để thâm nhập thị trường", Palmgren cho biết.

Palmgren cho rằng cần có một cuộc thảo luận về những sản phẩm nên được dán nhãn SVBĐG. "Có thể hữu ích khi phân biệt giữa sản phẩm (thực vật) và quá trình (công nghệ nhân giống)", ông nói. Nếu một cây trồng lấy lại những đặc tính có lợi của họ hàng hoang dã của nó, như khả năng kháng bệnh, thì gần như là không hợp lý khi xem một cây là tự nhiên và cây kia là khác lạ dựa trên phương pháp dùng để cho ra kết quả cuối cùng giống nhau.

Điểm mấu chốt của Palmgren là, thực vật mà chúng ta ăn và phụ thuộc hiện nay không giống như thực vật được phát hiện ban đầu trong thế giới tự nhiên, cho dù chúng đã được biến đổi gen hay chưa. “Việc đưa trở lại một số đặc tính đã bị mất không làm cho cây trồng của chúng ta trở thành khác lạ”, ông nhận định.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1079

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD