Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  34713053
GIỐNG ĐIỀU TL11/2

 1. Nguồn gốc

 Giống TL11/2 do Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam chọn lọc từ các giống điều hữu tính nhập từ Thái Lan năm 1996. Chọn lọc đưa khảo nghiệm tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận năm 2002.

  Giống TL11/2 được công nhận sản xuất thử vùng Đông Nam Bộ năm 2009 theo Quyết định số 191/QĐ-TT-CCN, ngày 17 tháng 6 năm 2009

Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự

1. Nguồn gốc

Giống TL11/2 do Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam chọn lọc từ các giống điều hữu tính nhập từ Thái Lan năm 1996. Chọn lọc đưa khảo nghiệm tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận năm 2002.

Giống TL11/2 được công nhận sản xuất thử vùng Đông Nam Bộ năm 2009 theo Quyết định số 191/QĐ-TT-CCN, ngày 17 tháng 6 năm 2009.

2. Những đặc điểm chính

- Lá non màu xanh, phiến lá lớn hình bầu và phẳng; quả non màu xanh có sọc và khi chín màu đỏ; hạt non màu xanh, khi chín màu xám trắng, vỏ dày; thấp cây, lá hơi xoắn, phát cành mạnh; tán dày và đều.

- Năng suất 2.000-2.500 kg/ha, kích cỡ hạt lớn 120-130 hạt/kg, tỷ lệ nhân 28-31%.

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống TL11/2 trồng thích hợp trên đất đỏ và đất xám. Cây giống được nhân vô tính bằng phương pháp ghép chồi vạt ngọn hoặc nêm ngọn. Cây giống xuất vườn phải có từ 1 đến 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh; tuổi cây giống xuất vườn thích hợp từ 45 đến 75 ngày sau khi ghép.

Mật độ trồng được khuyến cáo chung là 200 cây/ha, với khoảng cách 8 x 6 m và phải tỉa cành tạo tán vào năm thứ 2 sau khi trồng. Khi cây điều trên hàng giao tán cần tiến hành tỉa thưa để khoảng cách 8 x 12 m đạt mật độ khoảng 100-120 cây/ha.

Hố trồng có kích thước 60 x 60 x 60 cm. Bón lót phân chuồng hoai 10-20 kg/hố (hoặc phân hữu cơ vi sinh 3-5 kg/hố) + super lân hoặc lân nung chảy 0,5-1,0 kg/hố. Hố trồng cần được chuẩn bị xong một tháng trước khi trồng.

Bón phân năm thứ nhất, đạm 60 g/cây, lân 60 g/cây, kali 30 g/cây. Năm thứ 2-3, đạm 600 g/cây, lân 600 g/cây, kali 50 g/cây. Từ năm thứ 3 trở đi bón đạm 1.000 g/cây, lân 1.000 g/cây, kali 500 g/cây. Chia ba lần bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Phòng trừ sâu bệnh cần áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trong phòng trừ sâu bệnh hại điều; bao gồm việc kiểm soát cỏ dại, tỉa cành tạo tán hàng năm, bón phân cân đối, thường xuyên theo dõi để phát hiện dịch hại kịp thời, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng và đúng cách.

4. Điển hình đã áp dụng thành công

Giống TL11/2 đã được áp dụng thành công trong sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận.

Trở lại      In      Số lần xem: 4704

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD