Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  38
 Số lượt truy cập :  34093782
Giá gạo Việt Nam chạm đỉnh 13 tháng

Kỳ vọng vào nhu cầu mạnh mẽ từ các nước nhập khẩu hàng đầu như Bangladesh và Philippines đang thúc đẩy giá gạo Việt Nam và Thái Lan. Hãng tin Reuters dẫn lời thương lái cho biết, giá gạo 5% tấm FOB cảng Sài Gòn đang được giao dịch ở mức 360-380 USD/tấn, tăng so với mức 365-370 USD/tấn tuần trước, cao nhất kể từ tháng 4/2016.

Kỳ vọng vào nhu cầu mạnh mẽ từ các nước nhập khẩu hàng đầu như Bangladesh và Philippines đang thúc đẩy giá gạo Việt Nam và Thái Lan.
 

Hãng tin Reuters dẫn lời thương lái cho biết, giá gạo 5% tấm FOB cảng Sài Gòn đang được giao dịch ở mức 360-380 USD/tấn, tăng so với mức 365-370 USD/tấn tuần trước, cao nhất kể từ tháng 4/2016. Giá gạo tăng khi giới thương buôn trông đợi vào các hợp đồng xuất khẩu.

 

Giá gạo 5% tấm FOB cảng Bangkok trong tuần này tăng lên 411-412 USD/tấn, từ mức 385-411 USD/tấn tuần trước, mức cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây.

 

Kỳ vọng vào nhu cầu mạnh mẽ từ các nước nhập khẩu hàng đầu như Bangladesh và Philippines đang thúc đẩy giá gạo Việt Nam và Thái Lan.

 

Bangladesh cho biết nước này muốn mua ngay 250.000 - 300.000 tấn gạo Việt Nam và khối lượng dự kiến mua trong năm nay lên tới 500.000 tấn. Bangladesh cũng đã ký thỏa thuận mua 1 triệu tấn gạo của Việt Nam mỗi năm cho đến 2022.

 

Còn Philippines cho biết sẽ mở thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ các nước Thái Lan và Việt Nam, và nhiều khả năng bao gồm cả Ấn Độ.

 

"Giá cả đã tăng mạnh, nguồn cung đang giảm trong khi nhu cầu vẫn không đổi", một thương nhân ở Bangkok nói. Nhưng giới thương nhân Thái Lan và Việt Nam nhận định rằng giá tăng đã bắt đầu làm cho gạo quá đắt để mua xuất khẩu, làm gia tăng khả năng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.

 

"Sau thông tin từ Bangladesh, tôi không thể mua thêm được nữa", một thương nhân tại TPHCM cho biết.

 

"Thị trường thực sự căng thẳng, mặc dù chẳng có giao dịch nào thật sự", một thương nhân khác bình luận thêm về thông tin từ Bangladesh.

 

Thái Lan và Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đứng sau Ấn Độ.

 

Giá gạo đồ 5% của Ấn Độ đã tăng 7 USD/tấn lên 398-403 USD/tấn nhờ nhu cầu cải thiện và giá gạo địa phương phục hồi.

 

Trong hai tháng qua, chính phủ Ấn Độ tăng cường mua gạo, và đồng rupee cũng tăng giá, khiến cho giá gạo nước này tăng. Một thương nhân Ấn Độ nói giá gạo trong nước tăng khiến giới thương nhân phải tăng giá xuất khẩu.

 

Đầu tháng này, các nhà cung cấp ngũ cốc Bangladesh cho biết sẽ nhập 600.000 tấn gạo.

 

Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ tư trên thế giới với khoảng 34 triệu tấn, có thể nổi lên như một nước nhập khẩu lớn trong năm nay vì sản lượng trong các kho dự trữ đang ở mức thấp, và giá cả tăng cao đã khiến chính phủ nước này tăng nhập khẩu ngũ cốc.

 

Trường Văn - nhipcaudautu, theo Reuters.

Trở lại      In      Số lần xem: 1071

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD