Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33347088
Giải pháp mới cho vấn đề khan hiếm nước tại Châu Phi

Một nhóm nghiên cứu Costa Rica hiện đang thực hiện việc canh tác các loại cây trồng trên các hồ nước ngọt như một cách để giải quyết tình trạng thiếu lương thực. Đói và dinh dưỡng sẽ là vấn đề nổi bật tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland trong tháng sáu tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự quan tâm đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là ở châu Phi, nơi nhà đầu tư chú ý đến tiềm năng của những vùng đất đai rộng lớn.

 

Một nhóm nghiên cứu Costa Rica hiện đang thực hiện việc canh tác các loại cây trồng trên các hồ nước ngọt như một cách để giải quyết tình trạng thiếu lương thực.

 

Đói và dinh dưỡng sẽ là vấn đề nổi bật tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland trong tháng sáu tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự quan tâm đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là ở châu Phi, nơi nhà đầu tư chú ý đến tiềm năng của những vùng đất đai rộng lớn. Nhưng như các chuyên gia lưu ý, nước là trở ngại nghiêm trọng nhất để gia tăng sản xuất và an ninh lương thực.
 
Ricardo Radulovich, giáo sư về khoa học nước tại Đại học Costa Rica, chỉ ra rằng thủy lợi ở châu Phi là một lựa chọn rất hạn chế do thiếu nước và bị ảnh hưởng bởi mùa khô hạn kéo dài. Một trường hợp điển hình là khu vực Sahel ở Tây Phi, nơi hạn hán ngày càng thường xuyên và năm ngoái đất nước này đã phải cần tới hoạt động cứu trợ khẩn cấp để ngăn chặn nạn đói.
 
Ông Radulovich tin rằng các hồ tại châu Phi có thể là một phần của giải pháp để tăng trưởng nông nghiệp của châu lục. Một số quốc gia châu Phi được ưu đãi với một số lượng hồ rất lớn, chiếm hơn 150.000 km2 diện tích bề mặt. Radulovich đã nảy ra ý tưởng sử dụng mặt nước hồ để trồng cây lương thực và cây thủy sinh.

Radulovich và nhóm của ông đã bắt đầu các dự án mẫu thử nghiệm trên hồ Nicaragua. Họ đã trồng rau diếp, cà chua, dưa chuột và dưa đỏ trên bè nổi, tiếp tục thử nghiệm đã được thực hiện trên biển vào năm 2001 tại Vịnh Nicoya trên bờ biển Thái Bình Dương. Rễ cà chua có thể mọc trong nước hoặc trong chậu với một sợi dây thừng bông lơ lửng rút nước từ chậu cung cấp cho cây. Kích thước của các bè có thể khác nhau có thể lên đến sáu mét vuông, và có thể làm một cách đơn giản từ các vật liệu rẻ tiền như từ chai nhựa. Một lợi thế của trồng cây trên mặt nước là cây không bị côn trùng gây hại như trồng trên cạn.

Nhóm nghiên cứu đã nhận được một khoản trợ cấp $ 100.000 (62.000 bảng Anh) từ tổ chức Grand Challenges Canada. Radulovich và các đồng nghiệp của ông cũng nhìn thấy tiềm năng trong việc trồng các cây thủy sinh như bèo hoa dâu và lục bình. Các loại cây thủy sinh này góp phần làm giàu đa dạng sinh học, là một nguồn chất dinh dưỡng và môi trường sống cho các loài cá nhỏ và ốc sên từ đó thu hút các loài cá lớn hơn. Lục bình có thể được sử dụng làm thức ăn cho các loài cá ăn thực vật như cá chép Trung Quốc. 

Một số quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến khái niệm về canh tác nông nghiệp trên mặt nước hồ, bao gồm Uganda, Ethiopia, Philippin và Malawi. Vấn đề đặt ra là môi trường nước phải được sử dụng thông minh để không gây nên sự rối loạn sinh học hoặc môi trường.
 
TN - Mard Theo agriculturenews.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 3338

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD