Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33218944
Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana

Các stress phi sinh học như độ mặn cao trong đất, làm suy giảm đáng kể sản lượng cây trồng trên thế giới. Giống cây trồng chống chịu mặn được quan tâm. Tính trạng này là một tính trạng rất phức tạp được điều tiết bởi nhiều cơ chế khác nhau. Việc hiểu được cơ chế như vậy và  phân tích tỉ mĩ các yếu tố trong các chu trình điều tiết của chúng sẽ cung cấp cho chúng ta những nhận thức chính xác hơn, tạo ra những chiến lược khoa học tốt hơn để cải tiến tính chống chịu mặn cho cây trồng trong nông nghiệp và kinh tế.

Nguồn: Ren S, Lyle C, Jiang GL, Penumala A. 2016. Soybean Salt Tolerance 1 (GmST1) Reduces ROS Production, Enhances ABA Sensitivity, and Abiotic Stress Tolerance in Arabidopsis thaliana. Front Plant Sci. 2016 Apr 11;7:445. doi: 10.3389/fpls.2016.00445. eCollection 2016.

TÓM TẮT

Các stress phi sinh học như độ mặn cao trong đất, làm suy giảm đáng kể sản lượng cây trồng trên thế giới. Giống cây trồng chống chịu mặn được quan tâm. Tính trạng này là một tính trạng rất phức tạp được điều tiết bởi nhiều cơ chế khác nhau. Việc hiểu được cơ chế như vậy và  phân tích tỉ mĩ các yếu tố trong các chu trình điều tiết của chúng sẽ cung cấp cho chúng ta những nhận thức chính xác hơn, tạo ra những chiến lược khoa học tốt hơn để cải tiến tính chống chịu mặn cho cây trồng trong nông nghiệp và kinh tế. Các tác giả của nghiên cứu này đã chuyển gen GmST1 của cây đậu nành, biểu hiện mạnh mẽ tính chống chịu mặn vào trong cây Arabidopsis transgenic. Cây Arabidopsis thể hiện mạnh mẽ gen GmST1 đã có thể làm tăng cường có ý nghĩa mức nhạy cảm với ABA và làm giảm việc sản sinh ra ROS (reactive oxygen species) trong điều kiện bị stress mặn. Hơn nữa, GmST1 làm cải tiến đáng kể tính chống chịu hạn của cây Arabidopsis transgenic. GmST1 thuộc một phần của phân tử 3-prime của gen Glyma.03g171600 trong ngân hàng gen đậu nànhđược chú thích với phần mềm “genome sequence annotation”. Tuy nhiên, phân tích RT-PCR xung quanh vùng Glyma.03g171600 đã xác định rằng GmST1 đóng vai trò như một gen nguyên vẹn ở trong mô lá của cây đậu nành. Không giống như vùng  Glyma.03g171600 không biểu hiện trên lá, vùng GmST1 rất nhạy cảm với xử lý mặn của mô lá. Theo phân tích promoter, một hộp TATA đã được người ta phát hiện nằm rất gần với codon bắt đầu của GmST1 và là một phân tử ABRE có tính chất giả định về lý thuyết và một nguyên tố DRE cis-acting được khẳng định tại vùng trên khoảng 1 kb của gen GmST1. Số liệu này cho thấy rằng các dòng transgenic có gen GmST1 có thể sống được trong điều kiện bị stress khô hạn hơn các dòng nguyên thủy không chuyển gen. Tóm lại, kết quả này chứng minh được sự thể hiện mạnh mẽ của GmST1 làm cải tiến đáng kể tính chống chịu của cây Arabidopsis đối với mặn và khô hạn.

 

Xem http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27148284

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Trở lại      In      Số lần xem: 3786

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD