Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33335479
Giống hoa hoàng thảo den 08.5.2

Giống Den 08.5.2 có kích cỡ cây trung bình, chiều cao cành hoa đạt 45-50 cm, số hoa trung bình trên cành 10-12 hoa, đường kính hoa lớn 7,0-7,5 cm, hoa có màu trắng xanh, ra hoa quanh năm, có thể sử dụng trưng chậu hoặc cắt cành nhưng chủ yếu là cắt cành, rất được thị trường ưa chuộng.
 

Tưởng Thị Lý, Đinh Thị Hồng Nhung và Phạm Xuân Tùng

1. Nguồn gốc


Giống hoa lan hoàng thảo Den 08.5.2 được lai tạo trong nước.


2. Những đặc điểm chính


Giống Den 08.5.2 có kích cỡ cây trung bình, chiều cao cành hoa đạt 45-50 cm, số hoa trung bình trên cành 10-12 hoa, đường kính hoa lớn 7,0-7,5 cm, hoa có màu trắng xanh, ra hoa quanh năm, có thể sử dụng trưng chậu hoặc cắt cành nhưng chủ yếu là cắt cành, rất được thị trường ưa chuộng.


3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật


Điều kiện nhà trồng lan hoàng thảo: Tại Đà Lạt, cây được trồng trong nhà có mái che plastic, dùng lưới đen che tối 30-40% để tránh ánh sáng trực tiếp, không gây hại đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ở Thủ Đức và Đồng Nai, cây trồng dưới lưới đen che tối 30-40%. Sử dụng giá thể là than và xơ dừa với tỷ lệ 3: 1. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Chủ yếu sử dụng phân qua lá bằng cách phun Grow more 30-30-10 với nồng độ 1%, phun 5 ngày/lần. Phun vào lúc chiều mát, trước khi phun nên tưới nước và hôm sau tưới lại tránh cây bị bỏng do phân. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Sử dụng phân qua lá bằng cách phun xen kẽ phân qua lá với tỉ lệ 20-20-20, 10-30-30 với nồng độ 1% phun 5 ngày/lần. Phun vào lúc chiều mát, trước khi phun nên tưới nước và hôm sau tưới lại tránh cây bị bỏng do phân. Ngoài ra, dùng phân chậm tan Basacote để bón với liều lượng từ 3-4g/cây, 3-6 tháng bón một lần. Sau khi bón phân phải lấp kỹ để tránh phân bị bốc hơi. Phun bổ sung thêm các loại phân bón lá theo định kỳ 20 ngày/1 lần. Phòng trừ sâu bệnh hại: Dùng các thuốc hóa học Carbendazim, Zineb, Captan + Aliette, Topsin, Steptomycin, Aliette, Ridomil, Viben phun luân phiên và theo định kỳ 7-10 ngày/lần để phòng các bệnh thối đen, bệnh thối mềm, bệnh đốm vòng trên lá (liều lượng theo khuyến cáo). Sử dụng Kelthane, Polytrin, Nissorun, Comite, Ortus, Lanate, Sumi alpha, Supracide, Tập kỳ… phun định kỳ 15-20 ngày/1 lần để phòng trừ rầy, rệp, bọ trĩ. Phun thuốc luân phiên và ướt đẫm cả hai mặt lá để diệt trừ. Khi phát hiện cây bị sâu bệnh nặng phải phun với mật độ dày hơn (3-4 ngày/ 1 lần).
 

4. Điển hình đã áp dụng thành công


Giống hoàng thảo Den 08.5.2 đã được áp dụng thành công tại Đà Lạt-Lâm Đồng, Thủ Đức và Đồng Nai.

 

5. Địa chỉ liên hệ


Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Địa chỉ: Đường Hồ Xuân Hương, Phường 12, Thái Phiên, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 063.3585159-3831529
Email: lytuong2001@yahoo.com

Trở lại      In      Số lần xem: 2778

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD