Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33333916
Giống lúa thơm MNL151

Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày ở các tỉnh Nam bộ và 90-110 ngày ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Chiều cao cây 90-97 cm, dạng hình đẹp, cứng cây, đẻ nhánh khá; chống chịu đạo ôn và rầy nâu trung bình đến khá (cấp 3-5), ít nhiễm bạc lá, chịu phèn trung bình.

Đào Minh Sô, Trần Anh Vũ, Võ Minh Thư, Vũ Văn Quý và Nguyễn Thị Thanh Huyền

1. Nguồn gốc

Giống lúa thơm MNL151 được chọn từ tổ hợp lai ba VNN97-6/Jasmine85/VN121, theo phương pháp phả hệ.

2. Những đặc điểm chính

Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày ở các tỉnh Nam bộ và 90-110 ngày ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Chiều cao cây 90-97 cm, dạng hình đẹp, cứng cây, đẻ nhánh khá; chống chịu đạo ôn và rầy nâu trung bình đến khá (cấp 3-5), ít nhiễm bạc lá, chịu phèn trung bình.


Bông dài 25-27 cm, khối lượng 1.000 hạt 26-27 g, năng suất 5-8 tấn/ha, điều kiện thuận lợi có thể đạt hơn 9 tấn/ha. Giống có phẩm chất cao, hạt dài (7,2-7,4 mm), hàm lượng amylose thấp (16-18%), gạo trong, cơm rất mềm, dẻo, mùi thơm đậm (cấp 3).

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

MNL151 là giống lúa thơm đặc sản triển vọng mới, có ưu thế về tính chống chịu sâu bệnh so với các giống lúa thơm ngắn ngày phổ biến, phù hợp để bổ sung cho các vùng chuyên canh lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ở các tỉnh phía Nam.

Trồng được các vụ trong năm; thích hợp trên đất phù sa, đất sét pha, đất thịt nặng, chân ruộng ít phèn.

Lượng giống gieo sạ: 80-100 kg/ha; công thức bón phân khoáng (1ha): 80-100 kg N/ha +
30-60 kg P2O5 + 30-60 kg K2O (tùy chân đất và mùa vụ). Chú ý đề phòng đạo ôn và rầy nâu.

4. Điển hình đã áp dụng thành công

Giống MNL151 đã được khảo nghiệm cơ bản và trồng thử nghiệm diện hẹp ở Đồng bằng Sông Cửa Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ từ vụ Hè Thu năm 2014, năng suất bình quân đạt 5-7 tấn/ha trong vụ Hè Thu và 7-9 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, các điểm thuận lợi đạt hơn 9 tấn/ha.

5. Địa chỉ liên hệ

Đơn vị: Phòng Nghiên cứu cây Lương thực, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Địa chỉ: Số 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường ĐaKao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.39104024   Email: p.clt@iasvn.org; so.dm@iasvn.org

Trở lại      In      Số lần xem: 2066

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD