Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33464849
Hiệu quả kích thích nảy mầm, mọc mầm của ớt, cà chua và cải xanh bởi vi khuẩn Bacillus có nguồn gốc bản địa

Vật liệu nghiên cứu bao gồm giống rau cải xanh, ớt cay và cà chua. Các chủng vi khuẩn Bacillus bản địa được phân lập từ một số vùng trồng cây hàng năm (lạc, cà chua) tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm Bacillus subtilis chủng S13E2, Bacillus subtilis chủng S18F11 và Bacillus sp. chủng S20D12.

Tác giả Lê Như Cương – Đại học Nông Lâm Huế

 

 

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng cải thiện tỷ lệ mọc mầm của một số giống rau có giai đoạn vườn ươm, từ đó có thể giảm lượng hạt giống cần thiết phải gieo.

Vật liệu nghiên cứu bao gồm giống rau cải xanh, ớt cay và cà chua. Các chủng vi khuẩn Bacillus bản địa được phân lập từ một số vùng trồng cây hàng năm (lạc, cà chua) tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm Bacillus subtilis chủng S13E2, Bacillus subtilis chủng S18F11 và Bacillus sp. chủng S20D12.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm:

- Bố trí thí nghiệm;

- Chuẩn bị hạt giống, vi khuẩn cho thí nghiệm;

- Khả năng kích thích nảy mầm cải xanh, cà chua và ớt của vi khuẩn Bacillus;

- Khả năng kích thích mọc mầm cải xanh, cà chua và ớt của vi khuẩn Bacillus;

- Khả năng hạn chế bệnh chết rạp cải xanh, cà chua và ớt của vi khuẩn Bacillus.

Qua thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy trong các chủng vi khuẩn Bacillus lây nhiễm hạt giống trước gieo, chủng vi khuẩn Bacillus subtilis S18F11 làm tăng tỉ lệ nảy mầm của cải xanh so với đối chứng. Chủng Bacillus subtilis S18F11 và chủng Bacillus subtilis S13E2 làm tăng tỷ lệ mọc mầm so với đối chứng sử dụng nước lã. Lây nhiễm hạt giống cà chua bằng chủng vi khuẩn Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ mọc mầm so với đối chứng sử dụng nước lã. Hai chủng còn lại Bacillus subtilis S13E2 và Bacillus subtilis S18F11 không làm tăng tỷ lệ nảy mầm cà chua so với đối chứng; chủng vi khuẩn Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ nảy mầm cũng như tỷ lệ mọc của ớt so với đối chứng sử dụng nước lã. Các vi khuẩn Bacillus trong thí nghiệm có khả năng hạn chế bệnh chết rạp ở cây cải và cà chua.

lntrang - Canthostnews, Theo TC NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 2754

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD