Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33360087
Kết quả chọn tạo dòng TGMS mang gien tương hợp rộng (WC) để phát triển lúa lai siêu cao sản

Những nghiên cứu ngoài nước và trong nước trước đây đều xác nhận rằng: khi lai giữa 2 loài phụ lúa trồng indica và japonica, con lai sẽ cho ưu thế lai cao hơn hẳn so với trong loài, nhưng nhược điểm là tỉ lệ kết hạt thấp, lép lửng rất cao. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm gien tương hợp rộng (Wide Compartibility: WC) làm “cầu nối” để lai giữa hai loài.

Những nghiên cứu ngoài nước và trong nước trước đây đều xác nhận rằng: khi lai giữa 2 loài phụ lúa trồng indica và japonica, con lai sẽ cho ưu thế lai cao hơn hẳn so với trong loài, nhưng nhược điểm là tỉ lệ kết hạt thấp, lép lửng rất cao. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm gien tương hợp rộng (Wide Compartibility: WC) làm “cầu nối” để lai giữa hai loài.

 

Đến nay 5 dòng TGMS mang gien WC với những đặc tính ưu việt: độ thuần cao, ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục, khả năng nhận phấn ngoài cao và con lai có tiềm năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng nên có thể đáp ứng được việc chọn tạo các tổ hợp lúa lai siêu cao sản ở Việt Nam.

 

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lai Prai’64S (có gien WC) và 7S (không có gien WC) với các giống lúa thuần, theo phương pháp thủ công, thu hạt F1, gieo và chọn cá thể bất dục trong quần thể phân li F2, chuyển vụ liên tục để làm thuần theo phương pháp chọn lọc cá thể. Các dòng TGMS chọn thuần đến thế hệ F10, F12 thì lai với hai dòng thử: IR36 (indica) và Daikoku (japonica) để xác định dòng mang gien WC, theo phương pháp của Ikehashi H. và Maruyama K.et al. (1994), đánh giá tỷ lệ đậu hạt của F1 đạt >70% là dòng mang gien WC. Thí nghiệm trên đồng ruộng được bố trí theo Phạm Chí Thành (1998).

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng TGMS mới (D52, D59, D60, D64, D116), được chọn tạo tại Trung tâm Nghiên cứu Lúa lai, Viện Cây Lương thực và CTP có một số đặc điểm nông sinh học quý: có ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục ở 240C và 250C, cây thấp (70,3-72,8cm), thời gian từ gieo đến trỗ từ 75-78 ngày, số lá/thân chính 13,2-14,2 lá, sô sboong 6,3-8,6 bông/khóm. Khi lai các dòng này với dòng thử thuộc loài phụ indica và japonica, con lai F1 đều có tỉ lệ đậu hạt cao (70-95%) nên các dòng này chắc chắn mang gien tương hợp rộng.

 

Con lai F1 giữa các dòng TGMS mới các giống lúa thuần thuộc loài phụ indica và japonica có TGST ngắn 121-135 ngày (vụ xuân), cây thấp 98-106cm, năng suất cao vượt hơn đối chứng Nhị ưu 838 từ 27-54% (vụ xuân 2008) và vượt hơn đối chứngD. ưu 527 từ 18,4-31,5% (vụ xuân 2011).

 

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí NN&PTNN kỳ 1, tháng 10/2012.

 

Chà My - Canthonews
Theo TC NN&PTNN, kỳ 1 - tháng 10/2012

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1886

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD