Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33363648
Khả năng đệm lân của đất và nguy cơ rửa trôi lân trong điều kiện bón giảm phân lân dài hạn trên vùng canh tác lúa ba vụ ở ĐBSCL

Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lượng phân (P) khuyến cáo trong canh tác lúa đã được thực hiện cách đây khoảng 30 năm. Tuy nhiên nông dân vẫn duy trì thói quen sử dụng lượng phân P cho lúa cao hơn so với khuyến cáo. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đệm P và khả năng rửa trôi P ra môi trường trên vùng canh tác lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu để có thể có biện pháp giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân P trong thâm canh lúa ở ĐBSCL.

Nghiên cứu do các tác giả Vũ Văn Long (Trường đại học Kiên Giang), Đoàn Thị Trúc Linh , Châu Minh Khôi (Trường đại học Cần Thơ) thực hiện.

 

Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lượng phân (P) khuyến cáo trong canh tác lúa đã được thực hiện cách đây khoảng 30 năm. Tuy nhiên nông dân vẫn duy trì thói quen sử dụng lượng phân P cho lúa cao hơn so với khuyến cáo.

 

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đệm P và khả năng rửa trôi P ra môi trường trên vùng canh tác lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu để có thể có biện pháp giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân P trong thâm canh lúa ở ĐBSCL.

 

Ảnh minh họa: Internet

 

Mẫu đất được thu thập vào giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân (ĐX) 2013-2014 trên các ruộng đã thực hiện bón giảm phân lân liên tiếp trong 7 vụ (từ vụ ĐX 2011-2012 đến ĐX 2013-2014). Các dung dịch P có nồng độ từ 0-60 mg P/L được thêm vào các mẫu đất tại tỉnh Bạc Liêu trong vòng 24 giờ để đất hấp phụ lượng lân thêm vào.

 

Kết quả thí nghiệm cho thấy phần trăm hấp phụ lân giảm khi gia tăng nồng độ lân thêm vào trong tất cả các nghiệm thức bón giảm lân. Khả năng đệm lân trên đất Bạc Liêu dao động từ 123-132 mg P/kg và áp dụng bón 60 kg P2O5/ha dài hạn làm giảm khả năng đệm P của đất so với không bón P, bón 20 kg P2O5/ha hoặc 40 kg P2O5/ha. Độ bão hòa P của đất Bạc Liêu dao động từ 9,15-15,6%, và duy trì bón phân P ở mức độ 60 kg P2O5/ha trong canh tác lúa có nguy cơ rửa trôi P ra môi trường.

 

Cần có những nghiên cứu về độ bão hòa lân trên các nhóm đất khác canh tác lúa để đánh giá khả năng rửa trôi lân của đất, qua đó giúp tăng hiệu quả quản lý chất lân trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.

 

nhnhanh - Canthostnews, Theo Tạp chí KHNN Việt Nam

Trở lại      In      Số lần xem: 979

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD