Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33358535
Khám phá cơ chế di truyền cho phép trồng khoai tây ở các vĩ độ phía Bắc

Một nhóm các nhà khoa học đứng đầu là các nhà khoa học của Đại học Wageningen, Hà Lan đã phát hiện ra một cơ chế di truyền cho phép cây khoai tây phát triển củ trong những ngày dài của mùa xuân và mùa hè ở các khu vực thuộc vĩ độ phía Bắc.

 

Khoai tây hoang dã có nguồn gốc ở vùng Andes của Nam Mỹ đã được đưa đến châu Âu bởi các thủy thủ Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 16. Khoai tây phát triển củ vào những ngày có thời gian tương đối ngắn hơn so với những ngày ở các khu vực vĩ độ cao trong mùa hè.

 

Một nhóm các nhà khoa học đứng đầu là các nhà khoa học của Đại học Wageningen, Hà Lan đã phát hiện ra một cơ chế di truyền cho phép cây khoai tây phát triển củ trong những ngày dài của mùa xuân và mùa hè ở các khu vực thuộc vĩ độ phía Bắc.

 

Khoai tây hoang dã có nguồn gốc ở vùng Andes của Nam Mỹ đã được đưa đến châu Âu bởi các thủy thủ Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 16. Khoai tây phát triển củ vào những ngày có thời gian tương đối ngắn hơn so với những ngày ở các khu vực vĩ độ cao trong mùa hè. Các nhà khoa học mới phát hiện ra các đột biến ở một gien khoai tây duy nhất có khả năng đã góp phần vào việc khoai tây có thể trồng ở nhiều nơi và trở thành cây lương thực quan trọng thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, việc trồng khoai tây vẫn bị hạn chế ở Chile, Bolivia và Peru.

Do vụ trồng trọt của Châu Âu vào mùa xuân và mùa hè có đặc trưng là ngày dài và đêm ngắn, các giống khoai tây bản địa Nam Mỹ khi được trồng tại Châu Âu sẽ chỉ bắt đầu hình thành củ vào mùa thu, khi thời gian ban ngày kéo dài 12 giờ hoặc ít hơn. Tuy nhiên, các giống khoai tây hiện đại cho thấy một sự khác biệt lớn trong thời gian hình thành củ với quá trình hình thành củ bắt đầu vào đầu tháng tư. Những đột biến trong sự hình thành củ đã cho phép khoai tây thoát khỏi cơ chế quy định ban đầu về việc hình thành củ vào thời gian ban ngày ngắn phù hợp với dãy Andes, do đó, khoai tây có thể phát triển và được trồng ở Bắc Âu và các vĩ độ phía bắc khác trên toàn thế giới.

Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện về gien cho phép khoai tây phát triển mạnh tại các khu vực rất xa môi trường sống nguyên thủy của loài trong tạp chí khoa học quốc tế Nature. Các tác giả cũng mô tả một loạt đột biến trong gien hình thành củ ở các giống khoai tây hiện đại, tạo ra giống sớm, trung bình và muộn, tùy thuộc vào sự kết hợp của các biến thể gen. Kiến thức về các gien cơ bản trong cơ chế phát triển ban đầu của khoai tây sẽ cho phép các nhà nhân giống cây trồng tạo ra các giống khoai tây mới thích hợp với các địa điểm địa lý khác nhau.

TN - Mard, Theo phys.org.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1277

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD