Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33463270
Khảo sát khả năng phối hợp vi khuẩn dạ cỏ dê với nhóm vi khuẩn dạ cỏ bò để phân giải bã mía trong điều kiện in vitro

Đề tài “Khảo sát khả năng phối hợp vi khuẩn dạ cỏ dê với nhóm vi khuẩn dạ cỏ bò để phân giải bã mía trong điều kiện in vitro ” được các nhà khoa học thuộc Viện NC & PT Công nghệ Sinh học và Khoa NN &  Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tuyển chọn một nhóm vi khuẩn thích hợp để ứng dụng làm tăng hiệu suất phân giải bã mía.

Dê và bò đều cùng là gia súc nhai lại nhưng hệ vi sinh vật của dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn hơn. Khả năng sinh trưởng trong những điều kiện khắc nghiệt của dê cao hơn đối với bò.

 

 

Đề tài “Khảo sát khả năng phối hợp vi khuẩn dạ cỏ dê với nhóm vi khuẩn dạ cỏ bò để phân giải bã mía trong điều kiện in vitro ” được các nhà khoa học thuộc Viện NC & PT Công nghệ Sinh học và Khoa NN &  Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tuyển chọn một nhóm vi khuẩn thích hợp để ứng dụng làm tăng hiệu suất phân giải bã mía.

Bốn dòng vi khuẩn đã được phân lập và tuyển chọn từ dạ cỏ dê bao gồm DD9, DD5, DD7 và DD13 được phối hợp với nhau để khảo sát hoạt tính phân giải bã mía. Kết quả cho thấy tổ hợp giữa 2 dòng vi khuẩn DD9 và DD7 phân giải bã mía hiệu quả nhất với đường kính vòng tròn thủy phân lớn nhất 27 mm và phần trăm DM bã mía được phân giải là 11,13%. Kết quả khuếch đại gien 16S r ARN của DD9 và DD7 bằng cặp mồi 8F và 1492R bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự bằng máy giải trình tự tự động cho thấy dòng DD9 và DD7 lần lượt đồng hình ở mức độ 94% với dòng Bacillus subtilis RC24 và 92% với dòng Bacillus subtilis BA3-1A. Tuy nhiên, trong điều kiện in vitro, chỉ có dòng vi khuẩn DD9 cho thấy có khả năng phối hợp với tổ hợp 3 dòng vi khuẩn đã được tuyển chọn từ dạ cỏ bò BM13, BM21 và BM49 (lần lượt tương đồng với các dòng vi khuẩn JQ923444 Achromobacter xylosoxidans strain BL6, JQ410786 Bacillus subtilis strain S2O, EF530208 Bacillus subtilis strain FS321 ở mức 91%, 94% và 94%) theo tỷ lệ 1:3 cho hiệu suất phân giải bã mía cao nhất thể hiện với tỷ lệ phân giải DM, xenluloza, hemixenluloza lần lượt là 21,27%, 8,17%, 10,22%.

ntbtra - Canthostnews, Theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1091

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD