Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33463862
Lá phổi nhân tạo loại bỏ CO2 từ ống khói

Vì biến đổi khí hậu hiện là mối lo ngại lớn, nên nhiều nhà máy điện đang áp dụng các phương pháp thu giữ và cô lập CO2 để giảm phát thải khí nhà kính. Lấy cảm hứng từ lá phổi của chim và bong bóng cá, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California, Hoa Kỳ, đã đưa ra một hệ thống lọc mới để loại bỏ CO2 từ ống khói nhà máy trước khi nó thải vào khí quyển.

Vì biến đổi khí hậu hiện là mối lo ngại lớn, nên nhiều nhà máy điện đang áp dụng các phương pháp thu giữ và cô lập CO2 để giảm phát thải khí nhà kính. Lấy cảm hứng từ lá phổi của chim và bong bóng cá, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California, Hoa Kỳ, đã đưa ra một hệ thống lọc mới để loại bỏ CO2 từ ống khói nhà máy trước khi nó thải vào khí quyển.

 

TS Aaron P. Esser - Kahn, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng thiết bị mới thu CO2 với những dãy ống làm từ màng xốp đặt cạnh nhau, trông giống các mạch máu trong lá phổi tự nhiên. Thiết bị này một khi được sản xuất sẽ có hiệu quả cao và có thể mở rộng về qui mô, có thể được trang bị cho các nhà máy và xe điện, không khác những bộ chuyển đổi xúc tác.

 

Để thu nhiều khí CO2, trước hết, nhóm nghiên cứu phải tìm một mô hình tốt nhất để lắp đặt 2 bộ ống kích cỡ khác nhau, một ống dành cho khí thải và ống kia cho chất lỏng hấp thu CO2 vào trong thiết bị.

 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách thức các mạch máu được sắp xếp trong lá phổi chim và bong bóng cá. Các mạch máu trong lá phổi của chim và bong bóng cá được đưa vào các mô hình khác nhau như lá phổi chim hình lục giác và bàng quang cá hình vuông.

 

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô phỏng bằng máy tính để dự báo hiệu quả trao đổi khí của mỗi mô hình. Bốn mô hình được dự báo có hiệu quả cao nhất như mô hình lục giác của lá phổi chim và mô hình vuông của bong bóng. Tuy nhiên, mô hình hiệu quả nhất thực tế lại không có trong tự nhiên, đó là mô hình hình vuông kép. Mô hình này đã được chứng minh bằng thực nghiệm có hiệu quả cao hơn 50% so với lá phổi chim và bong bóng cá.

 

Hiện nay, các nhà khoa học có thể thực hiện nghiên cứu sâu hơn để nâng cao hiệu quả các thiết bị thu khí CO2 bằng cách điều chỉnh kích thước của các ống, độ dày của thành ống và vật liệu màng tạo nên thành ống.

 

N.P.D - NASATI theo Sciencedaily, 9/9/2013.

Trở lại      In      Số lần xem: 1174

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD