Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33365265
Lần đầu chế tạo ra tế bào ‘thây ma’ bất tử

Nghe giống một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng tế bào “zombie”, có thể tiếp tục hoạt động sau khi đã chết, vừa được các chuyên gia chế tạo thành công. Không đáng sợ như những thây ma trong các bộ phim của Hollywood, tế bào “zombie” được coi là bước đột phá trong nghiên cứu khoa học bởi chúng thực hiện các chức năng đặc biệt hơn so với khi còn sống.

Nghe giống một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng tế bào “zombie”, có thể tiếp tục hoạt động sau khi đã chết, vừa được các chuyên gia chế tạo thành công.
 

Không đáng sợ như những thây ma trong các bộ phim của Hollywood, tế bào “zombie” được coi là bước đột phá trong nghiên cứu khoa học bởi chúng thực hiện các chức năng đặc biệt hơn so với khi còn sống. Các nhà khoa học cho biết, với lớp ngoài các tế bào “zombie” được bao phủ lớp hữu cơ có trong axit silicic, chúng có thể chịu được nhiệt độ lớn cũng như áp lực cao hơn so với bình thường.

 

Quy trình biến đổi này được các nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, ở  Albuquerque và Đại học New Mexico, Mỹ hợp tác phát triển. Việc chế tạo thành công các tế bào “zombie” đóng vai trò rất lớn trong việc bảo quản vật liệu sinh học có giá trị bằng cách biến chúng thành hóa thạch có thể phục hồi.

 

Thực chất, tế bào “zombie” là cách các nhà khoa học sử dụng axit silicic để “ướp” các tế bào động vật có vú và tạo ra một bản sao gần như hoàn hảo cấu trúc của nó. Họ tin rằng, các tế bào “zombie” sẽ được sử dụng trong sản xuất thương mại, bao gồm nguyên liệu tế bào, công nghệ cảm biến hay trở thành tương lai của công nghệ nano.

 

Tiết lộ với Huffington Post, trưởng nhóm nghiên cứu Bryan Kaehr cho biết: “Rất khó khăn để các nhà nghiên cứu xây dựng được cấu trúc tế bào ở quy mô nanomet. Chúng ta có thể chế tạo các hạt và sợi nhưng cấu trúc 3D tùy biến là điều chưa thể đạt được”.

 

Tế bào "zombie" được tạo ra bên trong phòng thí nghiệm.

 

Trên thực tế, silicic được biết đến là vật liệu rất cứng, vốn được tìm thấy trong cát và thạch anh. Nếu các tế bào được phủ silicac, chúng sẽ trở nên rất cứng và có tính chịu nhiệt. Nếu nung nóng tới 400 độ C, một phần hữu cơ của tế bào sẽ bốc hơi và phá vỡ lớp vỏ bọc đồng thời đánh thức tế bào gốc để tiếp tục hoạt động ngay cả khi chúng đã chết.

 

Tuy nhiên, công việc mà các tế bào này có thể đảm trách hoàn toàn khác với những gì chúng từng làm trong quá khứ. Thế nhưng, đây lại là bước tiến quan trọng để những tế bào này làm tốt những công việc của tương lai, hứa hẹn tạo ra những sản phẩm công nghệ cao mới đáp ứng được yêu cầu của tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn quãng đường rất dài để áp dụng thành công công nghệ này vào thực tế.

 

Theo Congnghesinhhoc24h

Trở lại      In      Số lần xem: 5008

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD