Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33364353
Lập bản đồ đa dạng sinh học nhờ... ruồi nhặng

Những con nhặng xanh và ruồi ăn xác động vật thối rữa đã trở thành cộng tác viên tích cực của các nhà khoa học, khi thói quen ăn uống của chúng đã giúp theo dõi dấu vết của các loài thú bằng cách kiểm tra mẫu ADN trong ruột của chúng.

Những con nhặng xanh và ruồi ăn xác động vật thối rữa đã trở thành cộng tác viên tích cực của các nhà khoa học, khi thói quen ăn uống của chúng đã giúp theo dõi dấu vết của các loài thú bằng cách kiểm tra mẫu ADN trong ruột của chúng.
 

Các nhà khoa học ở Đức đã chỉ ra rằng ADN này vẫn tồn tại đủ lâu để được sắp xếp theo trình tự, cung cấp một bản chụp nhanh chóng và hiệu quả tính đa dạng của động vật có vú trong rừng nhiệt đới mà con người không thể tiếp cận được với chúng.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu Sebastien Calvignac Spencer, một nhà sinh học tiến hóa tại Viện Robert Koch ở Berlin, cho biết: “Các nhà nghiên cứu đã gặp phải những khó khăn kỹ thuật trong khi nghiên cứu một dạng của bệnh than đã làm chết hàng loạt tinh tinh tại Bờ Biển Ngà".

 

"Họ bắt đầu lấy mẫu ruồi để xem liệu các loài côn trùng có thể ẩn chứa vi khuẩn bệnh không, song sớm phát hiện ra rằng, trong ruột của ruồi có chứa ADN của loài động vật có vú, khiến ruồi trở thành một công cụ mới mẻ để đánh giá sự đa dạng sinh học”.

 

Bằng cách dùng bả làm bẫy, tại vườn quốc gia Bờ Biển Ngà và vùng rừng nhiệt đới khô phía tây Madagascar người ta thấy rằng trong ruột của 40% số ruồi nhặng bắt được có chứa ADN của các động vật có vú. Các nhà nghiên cứu tách riêng các ADN này làm dữ liệu và đã xác định được 16 loài động vật có vú ở Bờ Biển Ngà, trong đó có 6 trong số 9 loài linh trưởng địa phương, cũng như một loài linh dương có nguy cơ tuyệt chủng, hiện chỉ còn có dưới 3500 con.

 

Ở Madagascar, nhóm nghiên cứu đã xác định được 4 loài động vật có vú, gồm hai loài vượn cáo đại diện cho một trong 8 loài động vật có vú của hòn đảo này.

 

Theo Congnghesinhhoc24h

Trở lại      In      Số lần xem: 1064

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD