Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33325798
Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối

Tom Gleeson - ĐH Victoria (Canada) và cộng sự vừa công bố nghiên cứu về tổng trữ lượng nước ngầm trên Trái đất. Theo đó, Trái đất có khoảng 23 triệu kilômét khối nước ngầm, đủ để nhấn chìm cả thế giới xuống độ sâu gần 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao thêm 52m.

Tom Gleeson - ĐH Victoria (Canada) và cộng sự vừa công bố nghiên cứu về tổng trữ lượng nước ngầm trên Trái đất. Theo đó, Trái đất có khoảng 23 triệu kilômét khối nước ngầm, đủ để nhấn chìm cả thế giới xuống độ sâu gần 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao thêm 52m.

 

Một giếng bơm nước tại California, Mỹ. Nguồn: Thevalleycitizen
Một giếng bơm nước tại California, Mỹ. Nguồn: Thevalleycitizen
 
Nhà khoa học Tom Gleeson - Đại học Victoria (Canada) và cộng sự vừa công bố một nghiên cứu về tổng trữ lượng nước ngầm trên Trái đất. Họ đã phân tích một số lượng lớn mẫu nước ngầm, kết hợp với dữ liệu bao gồm các kết quả đo bằng tritium phóng xạ. Sau đó, họ lập các mô hình trên máy tính để dự đoán tổng lượng nước ngầm hiện có.
 
Kết quả cho thấy, Trái đất có khoảng 23 triệu kilômét khối nước ngầm, đủ để nhấn chìm cả thế giới xuống độ sâu gần 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao thêm 52m.
 
Tuy nhiên, phần lớn trong số này là nước ngầm “cổ đại” được hình thành hàng ngàn, hàng triệu năm trước, không tham gia vào vòng tuần hoàn nước và nằm quá sâu để có thể khai thác.
 
Lượng nước ngầm mới hình thành chỉ chiếm chưa đến 6% tổng lượng nước nói trên. Nó nằm gần bề mặt và chính là một phần của vòng tuần hoàn nước trên thế giới. Đây cũng chính là loại nước đang được con người khai thác, dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
 

“Ý nghĩa của nghiên cứu này là để cho thấy, nguồn nước ngầm mới hình thành là loại nước có khả năng tái tạo, nhưng cũng rất nhạy cảm với ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Nó là một nguồn tài nguyên hữu hạn, đang được sử dụng quá nhiều và cạn kiệt tại nhiều nơi. Lượng nước ngầm ở nhiều khu vực đang giảm nhanh hơn lượng nước được bổ sung. Nguồn nước ngầm đang được sử dụng không bền vững. Đây là điều đáng báo động, bởi hơn 1/3 dân số thế giới uống nước ngầm hằng ngày và nguồn nước này rất quan trọng đối với nông nghiệp, môi trường” - ông Tom Gleeson cảnh báo.

 

Lê Mai - Khoahocphattrien, Theo USA Today

Trở lại      In      Số lần xem: 3710

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD